PHẦN BA

 

LỊCH SỬ ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG


I. NHỮNG CUỘC HÀNH HƯƠNG BĂNG RỪNG VƯỢT NÚI TRONG THẾ KỶ XIX.

1 . NHỮNG CUỘC HÀNH HƯƠNG RIÊNG LẺ, TỰ PHÁT.

Dựa vào những tư liệu đáng tin cậy : RAPPORT ANNUEL DES ÉVÊQUES DE HUẾ DE 1872 À 1940 (BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC VỊ GIÁM MỤC GP HUẾ - GỞI HỘI TRUYỀN GIÁO HẢI NGOẠI PARIS - Từ 1872 - 1940)[1] được biết trong Đại Hội La Vang 1, qua bài giảng, cha Patinier (cố Kinh) đă "ngược ḍng thời gian từ ngót 100 năm qua phác họa lại lịch sử hành hương La Vang"[2]. Tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn chưa đủ căn cứ để xác định cuộc hành hương đầu tiên diễn ra vào thời gian nào, trong hoàn cảnh nào. Nhiều khả năng những cuộc hành hương trong thế kỷ XIX mà cha Patinier Kinh đă phác họa lại là những cuộc hành hương riêng lẻ do vài cá nhân hoặc vài nhóm giáo dân tự phát thực hiện nhằm cầu xin ơn Mẹ, mà những sự kiện này đă được nói nhiều trong VĂN LA VANG (bản văn đầu tiên về La Vang - Không rơ tác giả, xuất xứ, nhưng căn cứ vào nội dung có thể biết thời gian ra đời không lâu sau Đại Hội La Vang 1).

Những cuộc hành hương riêng lẻ, tự phát nếu có th́ cũng chỉ diễn ra vào thời vua Gia Long và đầu đời vua Minh Mạng, cụ thể là vào khoảng từ năm 1801 đến năm 1833. Sau đó là thời gian bắt đạo ác liệt, hoàn cảnh không cho phép thực hiện hành hương La Vang, dù là riêng lẻ.

2. TỔ CHỨC HÀNH HƯƠNG LA VANG ĐẦU TIÊN[3]

Năm 1862 vua Tự Đức ban hành lệnh tha tháp, chấm dứt 29 năm (1833 - 1862) bắt đạo ác liệt Nguyễn triều. Những giáo dân c̣n sống sót lục tục trở về giáo xứ ḿnh.

Tại giáo xứ Cổ Vưu, trùm hạt Phanxicô Xaviê Lê Thiện Th́n hồi cố hương với hai chữ "Tả Đạo" trên má. Bấy giờ ông đă 57 tuổi, trở thành cánh tay đắc lực của các cha sở Desvaux (cố Đề), Phêrô Đỗ Khắc Nhơn, Gioan Đoạn Trinh Khoan, Anrê Trần Văn Doăn …

Mùa chay năm 1864, lănh ư cha sở, trùm Th́n tập trung khoảng 30 người hành hương La Vang. Họ khởi hành từ Cổ Vưu vào lúc rạng sáng: tay cầm gậy gộc, giáo mác, vừa đi vừa đánh phèng la, khua chiêng khua trống, theo đường núi vạch lá rừng mà đi. Đoạn đường Cổ Vưu - La Vang chỉ chừng 7 cây số nhưng khó đi, phải mất nửa buổi mới tới nơi.

Nhóm hành hương đọc kinh cầu nguyện rất sốt sắng tại địa điểm ngôi nhà thờ tranh, bên gốc cây đa đại thụ, nơi theo tương truyền Đức Mẹ hiện ra. Trước khi ra về họ cũng múc nước suối, hái lá mang theo. Từ những nắm lá, chai nước ấy nhiều người được ơn lành bệnh.

Những năm tiếp theo, giáo dân các nơi khác đến tham dự ngày càng đông biến cuộc Hành Hương Cổ Vưu (giáo xứ) thành cuộc Hành Hương Dinh Cát (giáo hạt).

Nhận thấy Hành Hương La Vang, một trong những phương thế biểu lộ ḷng sùng kính Đức Mẹ tốt nhất, vả lại từ những cuộc hành hương này, Đức Mẹ đổ tràn ơn lành hồn xác xuống cho con cái Người, cha sở Cổ Vưu Phêrô Đỗ Khắc Nhơn[4] đă vạch kế hoạch giao cho trùm hạt Lê Thiện Th́n cùng các chức việc họ Cổ Vưu tổ chức việc hành hương La Vang mỗi năm hai lần vào mùa Chay và mồng ba Tết âm lich.

Từ đó đúng định kỳ hằng trăm giáo dân Dinh Cát tập trung tại giáo xứ Cổ Vưu, từng nhóm trang bị gậy gộc, giáo mác hành hương viếng Mẹ.

Về sau, trong những cuộc hành hương như vậy giáo dân cung nghinh tượng Mẹ từ Cổ Vưu vào La Vang.

Năm 1925, cha Inhaxiô Đặng Văn Dơng (1871 - 1900 - 1932) kể rằng: "Hồi nhỏ tôi giúp cha Huấn già [5] tại Cổ vưu, tôi đă đi theo ngài để nghênh tượng Đức Mẹ vào La Vang, cách như vậy một lần, ba năm trước giặc Văn Thân ".[6]

 

II. LỊCH SỬ ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG

1. ĐẠI HỘI LA VANG 1 - KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ NGÓI

+ ĐẠI HỘI LA VANG 1 DIỄN RA NGÀY 08.08.1900 HAY 08.08.1901?

Lâu nay, dựa vào các tài liệu tại giáo phận Huế, thời điểm diễn ra Đại Hội La Vang 1 được ghi nhận là ngày 08.08.1901. Cột mốc lịch sử này có lẽ được xác định bởi bài viết "CUỘC KIỆU LA VANG 1901" trong sách TỰ TÍCH TÔN KÍNH ĐỨC MẸ LA VANG - Imprimerie de Qui Nhơn, An nam, 1923 của Joseph Huế (Linh mục Giuse Trần Văn Trang). Nhưng cha Giuse Trang viết bài này dưới dạng hồi kư hay biên khảo, không phải tường thuật tại chỗ hay phóng sự và thời điểm viết là vào khoảng 20 năm sau Đại Hội La Vang 1, v́ ở đầu bài có đoạn: "Đức cha Caspar hồi đó c̣n cai trị địa phận ... " , và ở cuối bài có đoạn: "Chỉ nói một điều này mà thôi là mấy lần kiệu sau (1917 và 1919) có làm Tam Nhật kính lễ có các cha giảng mỗi ngày hai buổi nên thiên hạ đến đông đắn vô số hơn khi trước." Vả lại vào thời gian diễn ra Đại Hội La Vang 1 cha Giuse Trang đang là chủng sinh TCV An Ninh (ngài sinh năm 1882, thụ phong Linh mục năm 1910).

Ngoài ra trong những bài viết của ḿnh, cha Giuse Trang c̣n sưu tầm và dịch trích bài "NOTRE DAME DE LA VANG" đăng trong Annales de la Société des Missions étrangères. Số 24. Tháng 11.1901. Bài này không ghi tên tác giả, nhưng theo Linh mục dịch giả, trong lời tựa, cho biết: "Cha Bonin (cố Ninh), cha sở cựu La Vang đă chép trong sử Hội Giảng Đạo năm 1901. " Cha Bonin[7], Cha sở cựu La Vang chính là người hoàn thành ngôi nhà thờ ngói, và là trưởng ban tổ chức Đại Hội La Vang 1 .

Những dẫn chứng và những con số nêu trên phải chăng là nguyên nhân khiến có sự nhầm lẫn đáng tiếc chăng? Hoặc kỹ thuật in ấn có ǵ sai sót chăng? Bởi có ít nhất ba căn cứ đáng tin cậy xác định Đại Hội La Vang 1 diễn ra vào ngày 08.08-1900:  

- Căn cứ vào BÁO CÁO của Đức cha Caspar Lộc:

Dựa vào BÁO CÁO NĂM 1900 của Đức cha Caspar Lộc gởi Bề trên Chủng viện Thừa sai Paris, trong đó phần nói về La Vang, ngài bày tỏ: "Một niềm vui lớn cũng là một kỳ vọng cháy bỏng đă đến với Giám mục ĐDTT và với hàng giáo sĩ là ngôi nhà thờ mới được dựng lên ở La Vang, thay ngôi nhà thờ đă bị phá huỷ trong cuộc đảo điên năm 1885 nhằm tôn vinh Đức Mẹ."[8] Đồng thời ngài "dẫn Báo Cáo của thừa sai Bonin, quản hạt Quảng Trị, nơi có nhà thờ La Vang"[9] cho biết : 

"… Từ lâu, giáo hữu hằng khẩn khoản muốn khánh thành và cung hiến ngôi nhà thờ mới La Vang, nhân đó chính thức công bố cuộc hành hương được tổ chức tại nơi nầy nhằm tôn vinh Rất Thánh Nữ Đồng Trinh. Kết cuộc, trong năm nay, việc tái thiết  cũng hoàn tất. Theo con, không chỉ giáo dân Quảng Trị mà c̣n cả giáo dân toàn địa phận (Huế) đă có thể thỏa măn ḷng sùng kính của họ đối với Đức Trinh Mẫu.

Buổi lễ được ấn định vào ngày 08.08".[10]  

- Căn cứ vào năm khởi công và năm hoàn thành ngôi nhà thờ ngói :

Dựa vào BÁO CÁO NĂM 1894 của Đức cha Caspar Lộc gởi Bề trên Chủng viện Thừa sai Paris, trong đó ngài trích Báo Cáo của Thừa sai Patinier (cố Kinh), cha sở Cổ Vưu kiêm quản hạt Quảng Trị, đề ngày 29.09.1894 :

"… Trong thời gian con về Pháp, cha Bonnand (cố Bổn) đă thay con chăm lo công việc, cùng nhờ sự giúp đỡ của cha Gontier (cố Công) nhằm tái thiết ngôi nhà thờ này. Hai cha đă vận động được một số tiền bạc và đă mua sắm những vật hạng cần thiết để khởi công ... Vừa trở về, con đă kêu gọi tất cả giáo dân thiện chí giúp vận chuyển số gỗ xây dựng lên núi. Vào ngày đă định, giáo dân trong phạm vi sáu dặm tập trung đông đủ, chia nhau vác gỗ và chỉ trong hai chuyến toàn bộ gỗ đă được tập kết tại La Vang ... Hôm sau bộ giàn tṛ được dựng lên, giờ th́ chỉ c̣n lo việc hoàn thành nhà thờ".[11]

Công tŕnh hoàn thành năm nào?

Ngoài căn cứ đáng tin cậy là BÁO CÁO NĂM 1900 của Đức cha Caspar Lộc (đă dẫn): "Công cuộc tái thiết cũng hoàn tất trong năm nay" (năm báo cáo tức năm 1900), c̣n có thể căn cứ vào VĂN LA VANG :

"Súc săng gạch ngói gánh gồng

Đường xa khó nhọc cũng không nề hà.

Sáu năm ngày lụn tháng qua

Nhà thờ xây lợp cũng đà sự thanh.

Nay lo đến việc lạc thành 

Sắm sửa soạn sành để kiệu cho luôn"[12]

Lấy năm khởi công (1894) cộng thời gian xây dựng 6 năm sẽ biết năm hoàn thành: 1894 + 6 = 1900.

- Căn cứ vào sự tương quan ngày tháng dương lịch và âm lịch:

Trong BÁO CÁO NĂM 1900 của Đức cha Caspar Lộc (đă dẫn) có câu xác định ngày tháng: "Buổi lễ được ấn định vào ngày 08.08 (dương lịch)". Trong khi đó, Văn La Vang từ câu 249 đến 286 đă ba lần nhắc đến ngày mười ba tháng bảy (âm lịch) và một lần ngày mười bốn tháng bảy (âm lịch):

"Soạn sành tập luyện mấy trăng

Mười ba tháng bảy ḷng hằng đợi trông.

Có nơi nổi tính hăng nồng,

Lại thêm tập múa đội bông đội hèo.

Người đi bộ, kẻ thuyền chèo

Trên đất dưới nước cứ theo phận ḿnh.

Mười ba tháng bảy thanh minh

Cổ Vưu sở tại đến tŕnh thưa cha:

Chúng con xin kiệu Đức Bà

Một ṿng khắp họ kẻo mà nhớ thương

Bấy lâu Mẹ ngự thánh đường

Mai th́ đưa Mẹ lên phường La Vang."[13]

(…)

”Họ này, họ nọ sánh bày,

Hoa đèn trau dọn là ngày mười ba.

Truyền về mười bốn sáng ra

Giờ Dần, giờ Mẹo các cha dặn ḍ

Họ nào đ́nh trú ở mô

Đêm nghe hiệu lệnh phải lo ra dàn."[14]

Đối chiếu lịch Vạn Niên, ngày 08-08-1901 (dương lịch) nhằm ngày hăm bốn tháng sáu năm Tân Sửu, không khớp với ngày mười ba hoặc mười bốn tháng bảy (âm lịch) mà Văn La Vang đă nói đến. C̣n nếu đối chiếu ngày 08-08-1900 (dương lịch) th́ sẽ nhằm ngày mười bốn tháng bảy năm Canh Tư, khớp với Văn La Vang: Mười ba tháng bảy năm Canh Tư tức là ngày 07.08-1900 - ngày tập trung tại Cổ Vưu, chuẩn bị rước kiệu vào lúc 04 giờ sáng ngày mười bốn tháng bảy tức là ngày 08.08.1900.

Vậy có thể khẳng định Đại Hội La Vang 1 diễn ra vào ngày 08.08-1900. không phải ngày 08.08.1901 như lâu nay nhiều người lầm tưởng. 

+ DIỄN TlẾN VÀ NỘI DUNG ĐẠI HỘI LA VANG 1

Trong BÁO CÁO NĂM 1900 của Đức cha Caspar Lộc, diễn tiến và nội dung Đại Hội La Vang 1 được ghi rơ qua bài phóng sự đặc sắc của cha Bonin, trưởng ban tổ chức Đại Hội:

"… Buổi lễ được ấn định vào ngày 08.08. Nhưng ngay từ tối hôm trước từng đoàn giáo hữu từ những nơi xa xôi nhất đă tụ hội về, trong số đó có người phải vượt quăng đường 150 cây số. Người ở gần cũng đă có mặt lúc nửa đêm, để bốn giờ sáng mọi người bắt đầu dàn đội ngũ cuộc kiệu lớn, khởi hành rước bộ lúc năm giờ sáng.

Đoàn các giáo xứ, dưới sự hướng dẫn của cha sở ḿnh, làm thành nhóm dẫn đầu đoàn rước. Giáo hữu sánh hàng đôi bước đi. Nhiều người tay cầm cờ xí, cờ nheo và đủ loại giáo kỳ. Sau đoàn các giáo xứ là đoàn hằng trăm nữ tu con Đức Mẹ, với sắc cờ riêng biệt. Mọi người nghiêm trang và thành kính tiến bước, trong khi nhóm nầy lần chuỗi th́ nhóm kia hát thánh ca tiếng An nam.

Tiếp theo, các chú tiểu chủng sinh, các thầy đại chủng viện theo sự chỉ dẫn của cha Bề trên Izarn (cố Ư) vừa đi vừa hát những bài ca phụng vụ. Rồi đến các Linh mục bản quốc, các Linh mục thừa sai mặc áo các phép hầu cận Đức Giám mục hiệu ṭa Canathe, đấng, dù t́nh trạng sức khóe suy giảm, vẫn cố sức chủ tŕ cuộc kiệu đầy cảm động nầy.

Sau cùng, thánh tượng Đức Mẹ hiện rơ trên bàn kiệu đầy hoa nến và khẩu hiệu do mười sáu phu khiêng. Bốn góc phương du, bốn cụ già được tuyển chọn trong số các giáo dân trọng vọng, như toán lính danh dự chẩu hầu Đức Mẹ, ḥa giọng trầm cùng các kiệu phu, chia làm hai bè lần chuỗi hoặc đọc kinh cầu Rất Thánh Nữ Đồng Trinh.

Đoàn kiệu kéo dài ít nhất ba cây số tạo thành một cảnh tượng tuyệt đẹp. Ước tính có khoảng mười hai ngàn giáo dân tham dự lễ hội hành hương. Nhiều người lương đi theo hoặc đứng nh́n mà không hề biểu lộ dấu hiệu ǵ thù nghịch. Họ tỏ thái độ cảm phục.

Lộ tŕnh kiệu từ Cổ Vưu đến nhà thờ La Vang khoảng gần bảy cây số. Ngay khi đến nơi, Đức cha Caspar làm phép nhà thờ mới, tiếp đến thừa sai Patinier (cố Kinh) với bài giảng đầy xúc động trước cộng đoàn, theo đó, ngược ḍng thời gian từ ngót một trăm năm qua, ngài phác họa lại lịch sử hành hương La Vang. Cuộc hành hương kết thúc bằng thánh lễ trọng thể có phó tế và phụ phó tế, do thừa sai Barthélemy (cố Mỹ) chủ tế".[15]

Cũng trong Đại Hội La Vang 1 - khánh thành nhà thờ ngói, theo lời truyền tụng, Đức cha Caspar Lộc tuyên bố tước hiệu nhà thờ La Vang là ĐỨC BÀ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU. Đồng thời ngài ban hành định lệ ba năm một lần Đại Hội vào tuần lễ Đức Bà Xuống Tuyết và hằng năm rước kiệu Đức Mẹ vào ngày mồng ba Tết âm lịch gọi là Kiệu Minh Niên.

ĐẠI HỘI LA VANG 2 : 1904?

Chưa có căn cứ để xác định Đại Hội La Vang 2 diễn ra vào năm nào, 1903 hay 1904? Ngay trong các báo cáo thường niên của Đức cha Caspar vào những năm 1903, 1904, 1905.. . đều không có một câu, chữ nào nói về Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ  La Vang lần thứ hai. Con số 1904 chỉ là dựa theo lời người xưa truyền tụng, rồi thế hệ trước lưu truyền lại cho thế hệ sau mà thôi.

3. ĐẠI HỘI LA VANG 3 : 1907?

Trong Báo Cáo năm 1907 của cha chính Izarn (thay mặt Đức cha Caspar về Pháp chữa bệnh), cũng như trong Báo Cáo các năm tiếp theo 1908, 1909 của Đức cha Allys và những tài liệu liên quan khác không có câu chữ nào nói về Đại Hội La Vang 3. V́ thế, cũng như Đại Hội La Vang 2, chưa đủ căn cứ để xác định Đại Hội La Vang 3 diễn ra vào ngày tháng năm nào.

4. ĐẠI HỘI LA VANG 4 : 09.08.1910

Do cha sở Cổ Vưu Cadière (cố Cả) tổ chức.

Giáo dân Huế đi hành hương bằng phương tiện mới : Xe lửa : "... Ngày 09.08, 1150 người hành hương Huế đáp hai chuyến xe lửa từ khuya đi Quảng Trị. Chuyến đầu khởi hành lúc 03.30, dừng ở ga cầu Bạch Hổ đón giáo dân Kim Long, ở ga An Ḥa đón giáo dân Đốc Sơ, ở ga Văn Xá đón giáo dân Dương Sơn. Chuyến thứ hai khởi hành lúc 04.10 đón giáo dân Phủ Cam, Thợ Đúc, Ngọc Hồ "…

Đức Cha Allys Lư bận việc không ra được. Cha Partinier (cố Kinh) giảng : "Mời gọi giáo dân yêu kính Đức Mẹ La Vang ngày một hơn và đặt trọn niềm tin nơi Người"[16]. Cha PX Nguyễn Văn Tân chủ tế thánh lễ trọng thể. Khoảng 60 Linh mục Tây, Nam tham dự với số giáo dân đông đảo, trong đó có cả "nhiều kẻ ở tỉnh trong như Quảng Nam, Quảng Ngăi và những người địa phận Đàng Ngoài như Nghệ An, Quảng B́nh đến mà hiệp vầy cùng địa phận Huế..."[17] 

5. ĐẠI HỘI LA VANG 5 : 05.08.1913

Do cha sở Cổ Vưu Lemasle (cố Lễ) tổ chức.

Đức cha Allys Lư đi xe lửa từ Huế ra chủ tŕ cuộc kiệu. Cụ Nguyễn Hữu Bài đi theo hầu kiệu.

"Đoàn rước tới nhà thờ La Vang lúc 08.30, hơi bị trở ngại do cơn mưa lớn kéo dài. Giáo dân chen cứng trong rạp lớn được dựng sẵn trước cửa nhà thờ. Chỉ một phần ba số người vào được bên trong. Số c̣n lại đứng ngoài trời hứng trọn cơn mưa tầm tă. Dù vậy mọi người vẫn vui vẻ lắng nghe bài giảng của cha Chabanon (cố Giáo) và chăm chú tham dự lễ hát do cha Barthélemy (cố Mỹ) cử hành... 55 Linh mục thừa sai và Linh mục bản quốc hiển diện chầu lễ"[18]

C̣n số giáo dân tham dự là bao nhiêu?

"Bổn đạo sắp đội ngũ mà đi th́ số gần tới 9.000, c̣n những kẻ đi lẻ không nhập vào đội ngũ th́ số đông hơn, cho nên cả thảy ước gần 20.000. Tới nhà thờ bổn đạo chen vào chật cứng như nêm, đến nỗi cha sở phải bảo người ta ra bớt kẻo hiểm nghèo."[19]

Từ Đại Hội La Vang lần thứ nhất (1900) đến Đại Hội lần thứ năm (1913) chỉ tổ chức trong ṿng một ngày. Đúng hơn là một "buổi mai mà thôi, là buổi mai vừa tảng sáng th́ các họ cứ theo yết sắp đội ngũ kiệu ảnh Đức Mẹ từ nhà thờ Cổ Vưu lên nhà thờ La Vang, rồi th́ nghe giảng, xem lễ hát, chầu Phép lành Ḿnh Thành Chúa... Ấy là hoàn tất cuộc kiệu."[20]

6. ĐẠI HỘI LA VANG 6 : 20.08 - 22.08.1917.

Đại Hội La Vang 6 được tổ chức trễ một năm. "Lẽ đáng năm ngoái đúng lệ ba năm kiệu ảnh trọng thể, song v́ địa phận đ̣i cơn túng ngặt, băo táp hủy hoại đôi phen. Lại nhơn dân bất an đoàn thể, gia dĩ đói khát cực bần, nên để đến năm nay."[21]

Trong BÁO CÁO NĂM 1917 (tr.2/5), Đức cha Allys Lư cho biết cụ thể hơn: "Theo định lệ, lẽ đáng năm ngoái đă diễn ra cuộc đại hành hương Đức Mẹ La Vang, nhưng v́ tin chắc năm 1916 chiến tranh châu Âu sẽ kết thúc, nước Pháp sẽ thắng trận, chúng con đă hoăn cuộc hành hương cố ư sẽ tổ chức một cuộc biểu dương vĩ đại, một lễ tạ ơn long trọng v́ chiến thắng đă dành được và v́ nền ḥa b́nh đă được văn hồi trên toàn thế giới. Hy vọng không thành, cũng không thể tŕ hoăn thêm năm nữa... V́ vậy cuộc hành hương được ấn định vào ngày 22.08". 

Đức cha Allys Lư chủ tŕ cuộc kiệu, cùng sự hiện diện của 50 Linh mục thừa sai và Linh mục bản quốc, 220 nữ tu và chủng sinh hai trường An Ninh, Phú Xuân. Phía quan chức có cụ Nguyễn Hữu Bài, các quan tuần phủ, án sát và lănh binh. Giáo dân tham dự lên đến 20.000[22], nhưng trong BÁO CÁO NĂM 1917 (tr. 3/5) Đức cha Allys Lư ghi con số khiêm tốn hơn : "Mười hai đến mười bốn ngàn ".

7. ĐẠI HỘI LA VANG 7 : 01.09 - 03.09.1919

Đại Hội La Vang 7 được tổ chức vào năm 1919. Đó là năm đại chiến thế giới thứ nhất (1914 - 1918) vừa kết thúc, ḥa b́nh thế giới được văn hồi. "Vậy dầu chưa đến lệ ba năm nhưng bề trên đă định ngày mồng ba tháng Septembre là mồng mười tháng bảy nhuần Annam sẽ cất cuộc kiệu Đức Mẹ La Vang cho uy nghi trọng thể hết sức mà tạ ơn Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu cùng Đức Mẹ."[23]

Đức Cha Allys Lư mặc phẩm phục Giám mục chủ tế thánh lễ hát trọng thể. Cố Phiên (Pieters), cố Lịch (Lefèbvre) phụ tế. Cố chính Giáo (Chabanon) chầu lễ. Cha Đ. Hồ Ngọc Cẩn giảng lễ. Có tất cả 68 cha Tây Nam, trong đó một cha Tây từ Đàng Ngoài vào, một Linh mục Việt Nam từ địa phận Qui Nhơn ra. Cụ Nguyễn Hữu Bài cùng quan Tuần, quan Án các tỉnh và gần 20.000 giáo dân Bắc Trung Nam tham dự.

8. ĐẠI HỘI LA VANG 8 : 20.08 - 22.08.1923 

"Rạng ngày 22, vừa tảng sáng, bổn đạo các họ sắp đội ngũ kiệu Đức Mẹ từ nhà thờ Cổ Vưu lên La Vang... Khi bàn kiệu tới nơi nhà thờ tạm, vừa quá tám giờ th́ khởi sự làm lễ hát. Cha Chabanon hát lễ, rồi kế Đức cha làm phép lành”[24], “Kỳ kiệu này quá lẽ là đông – phỏng chừng non hai vạn"[25]

Trong Đại Hội La Vang 8, lần đầu tiên giáo dân đi hành hương bằng hai loại phương tiện mới: Xe đạp và xe hơi. "Giấy xe lửa bán ra cho khách hành hương lên đến 4000 vé. Số khác, đông gắp ba bốn lần như thế đến La Vang bằng đi bộ, ghe thuyền, xe đạp và cả bằng xe hơi nữa."[26]

9. ĐẠI HỘI LA VANG 9 - KHÁNH THÀNH ĐỀN THỜ MỚl: 20.08 - 22.08.1928

Đại Hội La Vang 9 được dự định tổ chức vào năm 1926, rồi 1927 nhưng "lúc này ở Huế đang có bệnh thiên thời"[27] và v́ cố ư để sang năm (1928) làm phép nhà thờ mới kiệu luôn thể .[28]

Ngày thứ nhất của Tam Nhật, lúc 08 giờ sáng, nghi thức làm phép nhà thờ mới được cử hành long trọng. "Chính Đức Giám mục ĐDTT Huế đă làm phép đền thờ mới trước sự hiện diện của Đức cha Gouin, Giám mục ĐDTT Lào và đông đảo các giáo sĩ, trong đó đáng chú ư là sự có mặt của đại diện các giáo phận Sài g̣n, Qui Nhơn, Vinh, Nam Vang và Hà Nội..."[29]. Ngày thứ  hai sáng có lễ, chiều phép lành và giảng. Ngày thứ ba rước kiệu từ Cổ Vưu vào La Vang. Đức cha Gouin, Giám mục địa phận Lào theo hầu bàn kiệu và chủ tế lễ hát trọng thể. Cha Đ. Hồ Ngọc Cẩn giảng lễ. Thừa sai Combourieu, Linh mục địa phận Lào hát lễ. Khắp Đông Dương đều có đại diện về tham dự. Đại Hội La Vang 9 là Đại Hội đầu tiên mang tính toàn quốc, với sự hiện diện của hơn 30.000 giáo dân đến từ các giáo phận.

Từ Đại Hội La Vang 6 đến Đại Hội La Vang 9 được tổ chức trong ba ngày gọi là Tam Nhật: "Hai ngày trước ngày kiệu, tại nhà thờ Đức Mẹ La Vang buổi mai có lễ, buổi chiều có Phép lành và sẽ có cha trú lại đó mà giảng và làm phước (ngồi toà) cho giáo hữu. C̣n ngày chính (ngày thứ ba) buổi sớm mai sẽ  kiệu ảnh Đức Mẹ từ Cổ Vưu lên La Vang, đoạn làm các việc khác như mọi năm trước."[30]

10. ĐẠI HỘI LA VANG 10 : 17.08 - 19.08.1932

Kể từ Đại Hội La Vang 10 Đức cha Chabanon Giáo cho bỏ lệ rước kiệu từ Cổ Vưu vào La Vang. Cả ba ngày trong Tam Nhật đều tổ chức tại La Vang. Tuy nhiên, trong Đại Hội La Vang 10 cũng có tổ chức ngày áp lễ tại Cổ Vưu do cha sở Morineau Trung chủ tế thánh lễ và đặt MTC để giáo dân chầu kính suốt ngày.

Đức cha Chabanon Giáo chủ tế thánh lễ đại trào và có mặt suốt ba ngày Đại Hội. Cha Thế chủ sự cuộc rước kiệu Đức Mẹ. Đức cha và cụ Bài đi hầu kiệu. Cha Thục giảng về vai tṛ Đức Maria trong Hội Thánh. Khoảng 30.000 người tham dự, trong đó có 180 đoàn viên Thanh niên Công giáo mặc đồng phục đạp xe từ Huế ra.

"Tôn sùng Thánh Thể là nét canh tân rất tốt đẹp mà Đức cha Chabanon Giáo đă đem lại cho Đại Hội La Vang"[31]: Rước kiệu Thánh Thể vào ngày thứ hai trong Tam Nhật.

11. ĐẠI HỘI LA VANG 11 : 20.08 - 22.08.1935

Đức cha Chabanon chủ sự cuộc kiệu MTC. Cha Giuse Trang giảng về sự tôn kính Phép Thánh Thể. Cha Phêrô Thục chủ sự kiệu ảnh Đức Mẹ. Cha Giacôbê Kinh giảng về sự kính mến Đức Mẹ. Đức cha Chabanon chủ tế lễ hát Pontificale và  tiếp làm Phép lành MTC. Gần 70 Linh mục Tây, Nam về dự. Số giáo hữu tham dự không thua ǵ Đại Hội trước:

12. ĐẠI HỘI LA VANG 12 : 17.08 - 19.08.1938

Đức cha Lemasle Lễ chủ sự Đại Hội. Đức Khâm sứ Drapier chủ lễ rước kiệu MTC (18.08) và chủ tế thánh lễ trọng thể bế mạc (19.08). Cha Tađêô Tin giảng về "ư nghĩa việc Đức Mẹ chọn La Vang mà hiện đến... " Tháp tùng Đức Khâm sứ Drapier, có 3 cha thư kư Ṭa Khâm Mạng: Trémeau, Crass và Michel Ngữ.

Khoảng 50.000 giáo dân[32] hiện diện, trong đó đặc biệt có đoàn 200 hành lữ lương giáo từ miền Nam ra. Đội, nhóm giáo lữ đến từ miền Bắc, từ địa phận Kontum và từ địa phận Lào. Ngoài ra, cũng kể đến đoàn 300 giáo hữu từ Huế đi bộ ra, đội nhạc Tây Phủ Cam và đoàn 400 Nghĩa Binh Thánh Thể địa phận Huế.

Cũng trong kỳ Đại Hội La Vang 12 này, Đức cha Lemasle Lễ ban phép phổ biến bài hát đầu tiên về Đức Mẹ La Vang: Bài "Đức MẸ LA VANG" của Linh mục JMT.

Từ 1938 đến 1955, t́nh h́nh chiến sự không cho phép mở Đại Hội La Vang. Lịch sử Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang bị gián đoạn suốt 17 năm. Dù vậy, trong thời gian này các cuộc hành hương thường niên, quanh năm vẫn được tổ chức, các cuộc hành hương riêng lẻ vẫn thường diễn ra. Đáng ghi nhớ là cuộc mạo hiểm đưa thánh tượng Đức Mẹ La Vang về Thạch Hăn để tổ chức TAM NHẬT ĐẠI HỘI kính Đức Mẹ La Vang tại Trí Bưu vào năm 1952 (10.09 - 12.09.1952)

 13. ĐẠI HỘI LA VANG 13 : 17.08 - 19.08.1955

Đức cha Urrutia Thi, Giám mục địa phận Huế chủ tŕ ba ngày Đại Hội. Hai Đức cha Lê Hữu Từ và Phạm Ngọc Chi mới di cư vào cùng hơn 100 Linh mục Tây, Nam khắp ba miền đến tham dự. V́ chiến tranh vừa kết thúc, đất nước chia cắt, di cư chưa ổn định nên giáo dân về dự không đông, chỉ khoảng 20.000. Linh đài bát giác được xây dựng và hoàn thành trong dịp Đại Hội La Vang 13.

14. ĐẠI HỘI LA VANG 14 : 17.08 - 22.08.1958

Diễn ra trong 6 ngày: 2 ngày vọng lễ + 4 ngày chính lễ.

Trong ngày khai mạc có cuộc nghinh đón thánh tượng Đức Mẹ Lộ Đức đă được Đức Thánh cha Piô XII làm phép ngày 17.06.1958. Được Hiệp Hội Thánh Mẫu quốc gia Ư gởi tặng Hiệp Hội Thánh Mẫu Việt Nam nhân dịp Năm Thánh Mẫu Lộ Đức.

Đức cha Urrutia Thi chủ tŕ Đại Hội. Đặc biệt có sự tham dự của Đức Khâm sứ Capriô. Đức cha U Win, Giám mục tiên khởi Miến Điện, cùng bốn Linh mục tháp tùng Toupha, Su Wong và D'Erie ở lại tham dự suốt ba ngày chính lễ. Giáo dân khoảng 50.000.

15. ĐẠI HỘI LA VANG 15 - XỨC DẦU ĐỀN THỜ - ĐÓN NHẬN TƯỚC HIỆU VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG : 17.08 - 22.08.1961

Đại Hội La Vang 15 diễn ra trong 6 ngày, 3 ngày vọng lễ và 3 ngày chính lễ. Đức TGM Phêrô Máctinô Ngô Đ́nh Thục chủ tŕ Đại Hội. 

Đây là lần Đại Hội có quy mô và vĩ đại nhất từ trước tới nay, với nội dung phong phú và khối lượng công việc khổng lồ. Chính trong lần Đại Hội này, Đức cha PM Ngô Đ́nh Thục, TGM Huế, thay mặt HĐGMV đă long trọng tuyên bố: "Kể từ nay, Vương Cung Thánh Đường và khu vực La Vang là Nhà của Mẹ, Đất của Mẹ, là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc."

Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi chủ lễ rước kiệu Đức Mẹ. Có sự tham dự của 3 vị Tổng Giám mục[33], 10 vị Giám mục, 300 Linh mục, 1000 tu sĩ nam nữ và khoảng 300.000 người lương giáo đến từ các giáo phận: Huế, Kontum, Nha Trang, Long xuyên, Vĩnh Long, Sài G̣n, Qui Nhơn, Mỹ Tho, Cần Thơ, Đà Lạt, Nam Vang và Ai Lao…

Đặc biệt có hai phái đoàn cao cấp của chính phủ VNCH, một do tổng thống Ngô Đ́nh Diệm (16.08), một do phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ (21.08), và tướng Hungari Perakiraly đến tham dự Đại Hội.

16. ĐẠI HỘI LA VANG 16 : 14.05 - 17.05.1964

Đại Hội La Vang 16 diễn ra trong 4 ngày, do Đức Giám quản Philipphê Nguyễn Kim Điền chủ tŕ.

"Mặc dù t́nh h́nh căng thẳng và thiếu an ninh tại miền Trung, tín hữu toàn địa phận Huế và các địa phận lân cận đă đến dự Đại Hội rất đông. Đại Hội đă bế mạc vào 10 giờ đêm Chúa Nhật 17.05.1964. Hiện diện trong lễ bế mạc này có Đức Giám quản Nguyễn Kim Điền, Đức cha Urrutia Thi, Đức cha Phạm Ngọc Chi, Đức cha Hoàng Văn Đoàn, một số đông Linh mục ḍng, triều, tu sĩ nam nữ và gần 50 ngàn tín hữu”[34]

Cần ghi nhận, trong bầu không khí không mấy thân thiện giữa chính quyền và giáo quyền, ngày 17.05.1964 vẫn có hai phái đoàn chính quyền tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị, do hai vị tỉnh trưởng dẫn đầu đă đến chào mừng Đại Hội.

17. ĐẠI HỘI LA VANG 17 : 29.05 – 31.05.1970

Đại Hội La Vang 17 dự định tổ chức vào năm 1967, nhưng v́ hoàn cảnh chiến tranh nên Ủy Ban Toàn Quốc Về Tổ Chức Đại Hội Đức Mẹ La Vang đă ra thông báo đ́nh hoăn. Tiếp đó, năm 1968, giáo phận Huế bị chiến tranh tàn phá trong biến cố Tết Mậu Thân. Năm 1969, chiến sự leo thang…

 Đại Hội La Vang 17 do Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền chủ tŕ với "một tính cách đơn giản, hoàn toàn thiêng liêng với mục đích chính là sự ăn năn hối cải trong ḷng để đem lại ḥa b́nh cho nước Việt Nam"[35]

Ngày khai mạc 29.05 cũng là ngày kim khánh Linh mục của ĐGH Phaolô VI. Đại Hội dâng riêng một thánh lễ cầu nguyện cho ngài.

Mặc dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh vẫn có 3 vị Tổng Giám mục, 4 vị Giám mục, 100 Linh mục từ các địa phận Huế, Sài G̣n, Mỹ Tho, Xuân Lộc, Đà Lạt, Nha Trang, Qui Nhơn, Kontum… đến dự. Bên cạnh đó, con số 100 nam tu sĩ và đại chủng sinh, 400 nữ tu cùng 60.000 giáo hữu là minh chứng hùng hồn cho sự thành công của Đại Hội.

18. ĐẠI HỘI LA VANG 18 : 20.08.1978

Sau Đại Hội La Vang 17, giáo phận Huế lâm nạn chiến tranh Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, La Vang bị tàn phá nặng nề. Giáo dân La Vang di cư gần hết. Tiếp đến là biến cố 30.04.1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất nhưng giáo hội Việt Nam nói chung, giáo phận Huế nói riêng rơi vào hoàn cảnh "khó khăn và tế nhị". Đại Hội La Vang bị gián đoạn 8 năm.

Đến năm 1978, “tuy chưa có hoàn cảnh cho một Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc, nhưng dịp lễ này, có lẽ con cái Đức Mẹ khắp Việt Nam, đặc biệt khắp giáo phận nhà đang nô nức hân hoan hướng về Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang để chung ḷng hiệp ư tạ ơn Thiên Chúa, đồng thời để tỏ ḷng hiếu kính Đức Mẹ bằng quyết tâm noi gương Người..."[36], bề trên giáo phận Huế đă quyết định tổ chức Đại Hội La Vang 18 vào ngày Chúa Nhật 20.08.1978. 

Đại Hội La Vang 18 chỉ diễn ra trong một ngày. Đúng hơn là một buổi sáng với số giáo dân tham dự khoảng 10.000, từ Huế ra và từ Quảng Trị lên.

19. ĐẠI HỘI LA VANG 19 : 16.08.1981

Chủ đề : "Lời Chúa, ánh sáng dẫn đưa về trời"

Cũng như Đại Hội 18, Đại Hội 19 chỉ diễn ra vào buổi sáng Chúa Nhật 16.08.1981 với sự hiện diện của hai Đức TGM Huế. Đức cha Philipphê chủ lễ và giảng về đề tài: "Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy."

Giáo dân, hầu hết là trong địa phận Huế, hơn 10.000 "đi bộ từng nhóm, từng gia đ́nh, từng cộng đoàn. Lên đường về La Vang, giáo dân vui vẻ ca hát, cầu nguyện, nghỉ lại sức rồi lên đường. Đại Hội 1981.”[37]

20. ĐẠI HỘI LA VANG 20 : 19.08.1984

Không có Giám mục chủ tŕ: Đức TGM phó Têphanô đă từ nhiệm, Đức TGM Philipphê không ra được "v́ lư do ṭa án đang có kiến nghị với chính quyền tỉnh (B́nh Trị Thiên) về Ṭa Giám Mục"[38], "và hiện nay (11.04.1984) tôi đang c̣n bị thẩm vấn như một tội nhân."[39]

Mặc dù có thông báo trước theo dạng tờ bướm và cũng được các cha sở loan tin trong họ đạo nhưng số giáo dân tham dự vẫn không đông, khoảng 10.000 và c̣n hạn hẹp trong giáo phận Huế.

21. ĐẠI HỘI LA VANG 21 : 16.08.1987

Không có Giám mục chủ tŕ. Sức khỏe của Đức cha Philipphê đă có dấu hiệu không ổn, bệnh cũ tái phát. Lại đang bị quản thúc. Cha sở La Vang Nguyễn Vinh Gioang cũng đang trong t́nh trạng có thể được "mời làm việc" bất cứ lúc nào.

Dù vậy, đến hẹn lại lên, ngày Chúa Nhật 16.08.1987 nhằm lễ Đức Mẹ Lên Trời, các cha và giáo dân hạt Quảng Trị, một số từ Huế tự động kéo ra La Vang tham gia Đại Hội.

Cha sở Mỹ Chánh Phêrô Hoàng Kính trong bài giảng lễ, với chất giọng đặc trưng Quảng Trị, dơng dạc: "Đi hành hương La Vang là đi về nhà Mạ. Nhà Mạ ta ta về, không sợ ai và không ai có quyền cấm cản ta. Mà dù cấm cản ta vẫn cứ về. Nhà Mạ ta ta về..."

Từ Đại Hội 18 đến Đại Hội 21 có mấy điểm tương đồng đặc trưng:

- Chỉ diễn ra ở cấp giáo phận Huế.

- Vào buổi sáng Chúa Nhật lễ Đức Mẹ Lên Trời.

- Trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ thứ.

- Giáo dân tham dự chỉ trên dưới 10.000. Một số bị khó dễ trên đường đi: Chặn xe, xét tàu, đuổi lui. Số khác bị kiểm điểm khi về đến nhà...

-Các Linh mục đồng tế, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy cha Quảng Trị: Gioang (Diên Sanh kiêm La Vang), Cầu (Trí Bưu), Kính (Mỹ Chánh), Cao (Đại Lộc), Quư (Bố Liêu), Cẩn (Thuận Nhơn), Quỳnh (Trí Bưu), Tuyên (Kẻ Văn rồi Đông Hà), Tuệ (Phú Xuân tức Phường Thuốc)... và một số cha khác, không

thường xuyên, từ Huế ra: Giải (Chủng viện Hoan Thiện rồi Lương Văn), Lư (Đốc Sơ), Kim Bính (Phủ Cam), Minh (phó Phủ Cam), Khôi (Sơn Công), Minh Huy (Diêm Tụ), Huy (phó Trí Bưu rồi Cự Lại), Tuân (Thanh Hương rồi Nhứt Đông), Mỹ (Thanh Hương), Nhơn (Kim Đôi), Thanh (An Vân), Lành (ḍng CCT), Sanh (ḍng TA)...

22. ĐẠI HỘI LA VANG 22 : 17.08 + 19.08.1990

Trong hoàn cảnh thuận lợi, đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới, Đại Hội La Vang 22 đă diễn ra long trọng và đông đảo, với sự hiện diện của 30.000 giáo hữu trong ngày chính lễ. C̣n nếu tính chung th́ "năm nay bà con ở nhiều nơi đến hành hương La Vang ước tính độ năm vạn người, trong suốt ba ngày 17, 18 và 19. 08. 1990."[40]

Linh mục Giacôbê Lê Văn Mẫn, giám quản địa phận Huế chủ tŕ Đại Hội.

Đây là Đại Hội Tam Nhật được tổ chức quy mô sau 20 năm, kể từ 1970. Thành công của Đại Hội La Vang 22 báo hiệu chấm dứt thời kỳ "khó khăn và tế nhị" đối với Lễ Hội La Vang.

23. ĐẠI HỘI LA VANG 23 : 13.08 - 15.08.1993

Chủ đề : "Sống đức tin theo gương Mẹ Maria".

Mọi tín hữu đến với Đại Hội La Vang 23 "là để cầu nguyện trong sự gặp gỡ Thiên Chúa và Mẹ Rất Thánh của Ngài, để cùng nhau sống đức tin và biểu lộ đức tin sốt sắng, một cách công khai và trật tự.”[41]

Từ chiều khai mạc 12.08 đến sáng bế mạc 15.08, có tất cả 6 thánh lễ đồng tế. Cha giám quản địa phận Giacôbê Lê Văn Mẫn - chủ tŕ Đài Hội - chủ tế thánh lễ đồng tế khai mạc, cùng 20 Linh mục. Đức cha Têphanô Nguyễn Như Thể chủ tế thánh lễ bế mạc, cùng 62 Linh mục. Giáo hữu hành hương lên đến 50.000 người.

Hai kỳ Đại Hội La Vang 22 và 23, mặc dù đă có hoàn cảnh tốt hơn, thuận lợi hơn, giáo dân tham dự đông hơn… nhưng cũng chỉ diễn ra ở cấp giáo phận Huế.

 

24. ĐẠI HỘI LA VANG 24 : 13.08 - 15.08.1996

Đại Hội La Vang 24 hướng tới hai nội dung:

a. Kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang.

b. Năm Thánh 2000 của Giáo hội toàn cầu.

ĐGH Gian Phao lô II gởi điện văn chúc mừng Đại Hội, ban Phép lành Ṭa thánh và "Phó dâng toàn thể cộng đồng Công giáo Việt Nam cho Đức Mẹ La Vang cầu bàu. Mẹ là hiền mẫu đă hiện ra vào năm 1798 để an ủi giáo hữu thời vua Cảnh Thịnh cấm đạo: Không lâu nữa, Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, vốn đă được thánh hiến cho Trái Tinh vẹn sạch Đức Mẹ, sẽ mừng kỷ niệm biến cố 200 năm này..."

Đại Hội La Vang 24 là Đại Hội có tính toàn quốc sau 26 năm (1970 - 1996), qua 6 Đại Hội (18,19,20,21,22,23), chỉ diễn ra ở cấp giáo phận, với sự hiện diện của Đức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đ́nh Tụng - Chủ tịch HĐGMVN, các Đức TGM, GM Têphanô Nguyễn Như Thể (giám quản Huế), Phaolô Cao Đ́nh Thuyên (GM Vinh), Alexi Phạm Văn Lộc (GM Kontum), Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm (GM Thanh Hóa)…

Khoảng 100.000 giáo dân đến từ ba miền đất nước và từ hải ngoại đă có mặt trong ba ngày Đại Hội.

 

ĐẠI HỘI NĂM TOÀN XÁ ĐỨC MẸ LA VANG. KỶ NIỆM 2OO NĂM ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI LA VANG

* ĐẠI LỄ KHAI MẠC NĂM TOÀN XÁ ĐỨC MẸ LA VANG : 01.01.1998

“Năm 1998 Giáo hội Việt Nam sẽ mừng lễ kỷ niệm 200 năm (1798 - 1998) Đức Mẹ hiện ra tại La Vang. Đức Thánh cha Gioan Phaolô II đă từng nhắc đến biến cố trọng đại này và phó dâng GHVN cho Đức Mẹ La Vang."[42]

Đại lễ khai mạc Năm Toàn Xá được tổ chức vô cùng trọng thể do Đức TGM Huế Têphanô Nguyễn Như Thể, thừa ủy nhiệm HĐGMVN chủ tŕ và chủ tế thánh lễ đồng tế cùng 100 Linh mục đến từ khắp nơi trong nước.

 

* ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 200 NĂM ĐỨC MẸ HlỆN RA TẠI LA VANG: 13.08 - 15.08.1998

Đức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đ́nh Tụng - Chủ tịch HĐGMVN, đến chủ tọa Đại Hội với tư cách đặc sứ của Đức Thánh cha Gioan Phao lô II. Chính sự hiện diện của Đức Hồng y đặc sứ đă khiến một Đại Hội La Vang lần đầu tiên mang tính toàn cầu. 

Cũng cần ghi nhận sự đông đủ chưa từng có của hàng giáo sĩ với 15 vị Giám mục và gần 300 Linh mục. Hơn 1000 tu sĩ nam nữ và 200.000 giáo dân từ khắp nơi tuôn về, dưới cái nắng El Ninô 38°, sốt sắng tham dự suốt ba ngày Tam Nhật.

Ngoài ra, đại lễ kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang c̣n là dịp thể hiện thành công lần đầu tiên hội nhập văn hóa dân tộc một cách tích cực không chỉ của giáo phận Huế mà của cả Giáo hội Việt Nam theo tinh thần Công đồng Vaticanô II.

Trong dịp này Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II gởi tặng Đại Hội một Chén Thánh. "Đó là một chén thánh có gắn huy hiệu của Đức Thánh cha do chính Đức Thánh cha gởi tặng như chính sự hiện diện hiệp thông của ngài giữa chúng con trong dịp đại lễ hồng phúc này."[43]

25. ĐẠI HỘI LA VANG 25 - BẾ MẠC NĂM TOÀN XÁ ĐỨC MẸ LA VANG: 13.08 - 15.08.1999

Đức Thánh cha Giáo Phaolô II ban sứ điệp và Phép lành Ṭa thánh cho mọi thành phần dân Chúa tham dự Đại Hội này.

Đức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đ́nh Tụng - Chủ tịch HĐGMVN chủ tọa Đại Hội, cùng sự có mặt của 20 vị Giám mục, Đan Viện phụ Thiên An, gần 300 Linh mục và 1000 tu sĩ nam nữ.

Hơn 300.000 giáo dân tham dự trong Tam Nhật được xem là kỷ lục trong các kỳ Đại Hội ở thế kỷ XX.  Đại Hội La Vang 25 là một "Đại Hội rất quy mô, hiện đại, chu đáo và thành công. Một Đại Hội lớn lao chưa từng thấy trong sinh hoạt của Hội Thánh Việt Nam... Giờ đây La Vang đă không c̣n là chuyện riêng của tổng giáo phận Huế nữa, nhưng là của tất cả chúng ta..."[44]

* HÀNH HƯƠNG THƯỜNG NIÊN KỶ NIỆM 100 NĂM ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG :

15.08.2001

16 giờ chiều áp lễ Đức TGM Huế khai mạc Hội Ngộ La Vang 2001 bằng câu thơ mộc mạc, chân t́nh, ư vị của Linh mục JMT lừng danh xứ Huế:

"Chốn này, ngày này, hội này

Ḷng này ghi tạc dám phai đá vàng! "

Ghi nhận từ ngày 15.08 chính lễ có khoảng 100 Linh mục và từ 170.000 đến 180.000 giáo dân tham dự. Đức TGM Huế th́ dè dặt hơn: "Quăng 160.000 người rất đạo đức, thánh thiện." (trích: thư riêng).

26. ĐẠI HỘI LA VANG 26 : 13.08 - 15.08.2002

Chủ đề : "Cùng Mẹ ra khơi"

 Đức Thánh cha Gioan Phaolô II "ban Phép lành Ṭa thánh cho các Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ và tất cả giáo dân hiện diện trong dịp hồng phúc này..."

Đại Hội La Vang 26 được tổ chức rực rỡ và hoành tráng với sự hội nhập văn hóa dân tộc tích cực và rơ nét qua việc cân đối hài ḥa giữa hành hương và lễ hội. Đặc biệt, ngoài sự có mặt của cộng đoàn dân Chúa sắc tộc Tây Nguyên, c̣n có sự hiện diện lần đầu tiên của các cộng đoàn sắc tộc người Hoa, người Chăm và vài nghệ sĩ múa người Thái Lan.

“Thánh địa La Vang đă vui mừng đón tiếp 13 vị Tổng Giám mục và Giám mục, hơn 200 Linh mục, gần 1000 tu sĩ nam nữ và 734 đoàn hành hương của các giáo phận..."[45] La Vang đă trở nên chật chội với nửa triệu người chen chân không lọt, ăn chay nằm đất suất ba ngày Tam Nhật. Riêng ngày bế mạc 15.08 phải có khoảng 300.000 người!

Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang đă trở thành dịp hội ngộ của các cộng đoàn dân Chúa và là cơ hội biểu dương hùng hồn đức tin của người công giáo Việt Nam vậy.

Một sự kiện đáng ghi nhớ được công bố trong Đại Hội La Vang 26: Ngày 02.08.2002, Bộ Phụng Tự đă kư sắc lệnh số 1439/02/1 chấp thuận thánh lễ kính Đức Mẹ La Vang bằng tiếng La Tinh và tiếng Việt. Sắp tới HĐGMVN sẽ công bố sắc lệnh này đồng thời bổ sung thánh lễ La Vang, kinh và bài đọc riêng, vào sách lễ và lịch phụng vụ trong nước. "Tương lai, có thể trong lịch công giáo, sách lễ và phụng vụ toàn cầu cũng phải có phần dành riêng để kính Đức Mẹ La Vang."[46]

27. ĐẠI HỘI LA VANG 27 : 13.08 - 15.08.2005

Đại Hội La Vang 27 - Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc - được tổ chức vào dịp lễ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI từ ngày 13.08 đến 15.08.2005, dưới sự chủ tŕ của Hội Đồng Giám mục Việt Nam.


[1] Tài liệu gốc nguyên bản tiếng Pháp trong Tàng thư văn khố MEP (Archives des MEP) do Lê Thiện Sĩ sưu tập. Năm 2004.

[2] Trích BÁO CÁO NĂM 1900. Tr 3/3 (Các trang, theo nhà sưu tập tài liệu Lê Thiện Sĩ, được đánh số theo từng báo cáo, không theo số trang toàn tập)

[3] Viết theo bài LƯƠNG Y PX LÊ THIỆN TH̀N. 1805-1878. Trùm hạt Quảng trị.Tài liệu gia phả Lê Thiện Tộc, trong tài liệu gia đ́nh của ông Lê Thiện Sĩ.

[4] Cha sở Cổ Vưu từ 1867-1874

[5] C̣n gọi là Huấn Tiên hay Huấn Lăo (1837-1890), cha sở Cổ Vưu từ 1880-1882.

[6] Dẫn lại LINH ĐỊA LA VANG (Lm Sta. Nguyễn Văn Ngọc). Tr. 50-51

[7] Cha Bonin, thay cha Patinier làm cha sở Cổ Vưu từ 1895-1904

[8] Trích BÁO CÁO NĂM 1900. Tr.2/3

[9] Trích BÁO CÁO NĂM 1900. Tr.2/3

[10] Trích BÁO CÁO NĂM 1900. Tr. 2/3 + 3/3

[11] Trích BÁO CÁO NĂM 1894. Tr.3/6 + 4/6

[12] VĂN LA VANG. Từ câu 237-242

[13] VĂN LA VANG. Từ câu 249-260

[14] VĂN LA VANG.Từ câu 281-286

[15] Trích BÁO CÁO NĂM 1900. Tr. 3/3

[16] Trích BÁO CÁO NĂM 1910. Tr. 2/9 (Đức cha Allys Lư trích bài viết của một giáo dân hành hương La Vang đăng trong Mémorial de la Mission de Qui Nhơn)

[17] Trích bài KIỆU ẢNH ĐỨC MẸ LA VĂNG. Joseph Huế (cha Giuse Trang). Tb NAM KỲ ĐỊA PHẬN. Số 93. Ngày 29.09.1910. Tr. 555

[18] Trích BÁO CÁO NĂM 1913. Tr. 6/7.

[19] Linh mục Đ. Hồ Ngọc Cẩn.Tb NAM KỲ ĐỊA PHẬN. Số 248. Ngày 09.10.1913. Tr. 733

[20] Tb NAM KỲ ĐỊA PHẬN. Số 442. Ngày 26.07.1917. Tr. 458

[21] Tb NAM KỲ ĐỊA PHẬN. Số 444. Ngày 09.08.1917. Tr. 489

[22] Số liệu từ thư của cha Denis (cố Thuận). HẠNH TÍCH CHA BENOIT. Tr.85

[23] Tb NAM KỲ ĐỊA PHẬN. Số 547. Ngày 14.08.1919. Tr.504

[24] Tb NAM KỲ ĐỊA PHẬN. Số 755. Ngày 06.09.1923. Tr. 555,556

[25] Tb NAM KỲ ĐỊA PHẬN. Số 755. Ngày 06.09.1923. Tr. 555,556

[26] Trích BÁO CÁO NĂM 1923. Tr.1/6

[27] Tb NAM KỲ ĐỊA PHẬN. Số 905. Ngày 12.08. 1926. Tr. 481

[28] Tb NAM KỲ ĐỊA PHẬN. Số 956. Ngày 11.08.1927. Tr.488

[29] Trích BÁO CÁO NĂM 1928. Tr. 3/3

[30] Tb NAM KỲ ĐỊA PHẬN. Số 442. Ngày 26.07.1917. Tr. 459

[31] Bài LE GRAND PÈRELINAGE DE NOTRE DAME DE LA VANG. JB Roux. Tạp chí Bulletin MEP. 1932

[32] Số liệu từ bài TAM NHẬT ĐẠI HỘI LA VANG 12 của Phêrô Nghĩa (Lm Philipphê Lê Thiện Bá). Tb NAM KỲ ĐỊA PHẬN. Sô 1520+1521. Tháng 09.1938

[33] TGM Phêrô Máctinô Ngô Đ́nh Thục, TGM Phaolô Nguyễn Văn B́nh và TGM Urrutia Thi

[34] Ns ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP. Số 181. Tháng 06.1964. Tr. 167

[35] Phúc thư của Thánh Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc gởi Đức cha Nguyễn Kim Điền. Nội san LA VANG. Số 27,28,29, Tháng 5 và 6. 1970. Tr. 5

[36] SỨ ĐIỆP LỄ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI 1978 của hai Đức TGM Huế Philipphê Nguyễn Kim Điền và Têphanô Nguyễn Như Thể

[37] Tốc kư của Lm Nguyễn Vinh Gioang

[38] Trích văn thư của Đức TGM Nguyễn Kim Điền đề ngày 11.04 1984, gởi luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN

[39] Trích văn thư của Đức TGM Nguyễn Kim Điền đề ngày 11.04 1984, gởi luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN

[40] Tạp chí CỬA VIỆT. Số 4. Tháng 10.1990. Tr. 8

[41] Nội dung buổi họp hạt Quảng trị ngày 01.09.1992, chuẩn bị Đại Hội La Vang 23.

[42] Trích thư HĐGM gởi cộng đồng dân Chúa. 1997

[43] Trích LỜI CHÀO MỪNG ĐỨC TGM HUẾ VÀ CÁC ĐỨC GIÁM MỤC của Lm Tổng Đại diện Sta.Nguyễn Đức Vệ, chiều khai mạc đại lễ kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, 13.08.1998

[44] Lời Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà,phó chủ tịch HĐGMVN dịp bế mạc Đại Hội La Vang 25

[45] Trích lời phat biểu tổng kết của Lm quản nhiệm TTTMTQLV

[46] Trích lời của Lm quản nhiệm TTTMTQLV. Tb CG và DT. Số 1371, tr. 23