Kỷ yếu của Tổng Giáo phận Huế

GIÁO PHẬN KHAI SINH VÀ PHÁT TRIỂN 50 NĂM QUA

(1960-2010)

I. GIÁO PHẬN NH̀N LẠI

1/ LỊCH SỬ KHAI SINH GIÁO PHẬN HUẾ

-Thành lập:

-Huế thuộc Giáo phận Đàng Trong (1659-1844):

Cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn đến những năm 1655-1659 lâm vào thế và lực trên chiến trường giằng co giữa hai bên đă kéo dài hơn 30 năm (1627-1659). Trong t́nh h́nh đó của Đại Việt và trong t́nh h́nh mới của Vatican: Đức Innocent X tạ thế ngày 7-1-1655, Đức Hồng Y Fabio Chigi được bầu lên ngôi giáo hoàng. Tân Giáo Hoàng Alexandre VII (1655-1667) cho công bố đoản sắc Apostolatus Officium, kư ngày 29-7-1658 bổ nhiệm linh mục François Pallu làm Giám mục hiệu ṭa Heliopolis và linh mục Pierre Lambert de la Motte làm Giám mục hiệu ṭa Berythe, đều là Giám mục “trong phần đất dân ngoại” ở Việt Nam - Đại Việt.

Hơn một năm sau, ngày 9-9-1659, Đức Alexandre VII lại công bố đoản sắc Super Cathedram phân chia “phần đất dân ngoại” ở Việt Nam- Đại Việt rơ ràng:

-          Giám mục Pallu coi sóc giáo phận Đàng Ngoài.

-          Giám mục Lambert coi sóc giáo phận Đàng trong.

-          Ranh giới giữa 2 giáo phận được xác định là ḍng sông Gianh.

Sự xác định phù hợp với hoàn cảnh biên giới địa dư chính trị thời bấy giờ.

Phần đất của giáo phận Đàng Trong từ mạn Nam sông Gianh ở Quảng B́nh, huyện Quảng Trạch, trên phần đất gọi tên là Nam Bố Chính, huyện địa đầu của giáo phận Đàng Trong, chạy dài theo dọc Trường Sơn ở miền Trung bao gồm Quảng B́nh, Thuận Quảng vào đến Cà Mau - Hà Tiên. Miền Trung dài và nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các hoành sơn, đă gh́m Giáo Hội Đàng Trong vào đêm dài đầy biến động, long đong gian khổ trong nhiều cuộc chiến tranh giữa nhiều thế lực cát cứ, thật sự gây khó khăn cho công việc điều hành quản lư giáo phận, giao thông liên lạc, bố trí nhân sự.

Không như giáo phận anh em song sinh Đàng Ngoài, chỉ 20 năm sau (1659-1679) đă tách lập thành 2 giáo phận Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài. Sự tách lập chỉ dấu sự ổn định của Giáo Hội phía Bắc. Giáo phận Đàng Trong măi 185 năm sau (1659-1844) mới có biến chuyển lớn: tách lập thành 2 giáo phận mới Tây Đàng Trong và Đông Đàng Trong vào tháng 9-1844. Đây là một thay đổi đầu tiên mang tính đột phá sau đêm dài 185 năm giáo phận bị vùi dập trong băo táp chính trị, chiến tranh khói lửa, bắt bớ khủng bố trắng người công giáo qua các triều Chúa Nguyễn, qua 3 triều Vua Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

-      Huế thuộc Giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) (1844-1850):

Đức Cha Taberd, vị Giám mục chính thứ 10 giáo phận Đàng Trong qua đời năm 1840, Đức Cha phó Cuénot kế nhiệm. Sau cái chết của vua Minh Mạng đầu năm 1841, vua Thiệu Trị lên kế vị. Nắm lấy thời cơ bằng vàng này, Giám mục Cuénot triệu tập Hội nghị G̣ Thị tháng 10-1841 quyết định tách lập 2 giáo phận mới:

-      tháng 9-1844, tân giáo phận Tây Đàng Trong ra đời,

-      đồng thời tân giáo phận Đông Đàng Trong được thành lập, Giám mục Cuénot lănh đạo.

Đây là lần khai sinh giáo phận con đầu tiên từ giáo phận mẹ Đàng Trong sau đêm dài 185 năm bị vùi dập trong hàng trăm cơn băo táp chính trị, chiến tranh khói lửa. Không bằng giáo phận anh em song sinh Đàng Ngoài, chỉ 20 năm đă tách lập thành 2 giáo phận, 1659-1679. Mỗi giáo phận có hoàn cảnh chính trị, xă hội khác nhau.

-      Huế là Giáo phận Bắc Đàng Trong (1850):

Từ “cứ địa G̣ Thị”, Giám mục Cuénot có tầm nh́n xa tận Quảng Trị, mặc dầu chưa một lần đặt chân lên đất Ái Tử - Thuận Hóa. Để chuẩn bị cho một tách lập giáo phận mới ở phía Bắc của giáo phận Đông, Đức Cha có những động thái: 

-      cho lập Chủng viện Di Loan (Quảng Trị), Kẻ Sen (Quảng B́nh)

-      cuối tháng 9-1846 cho mời thừa sai Pellerin đang ở vùng B́nh Định vào G̣ Thị.

Vào đêm 4-10-1846 mưa gió tầm tă, dưới mái lều rơm tu viện Mến Thánh Giá, Đức Cha Cuénot cử hành lễ tấn phong giám mục cho cha Pellerin, làm giám mục phó đặc trách địa bàn truyền giáo mạn Bắc giáo phận.

Ngày 28-8-1850, Đức Pio IX ban hành Sắc chỉ Postulat Apostolici, Đức Hồng Y A. Picchiani thừa lệnh kư tên, đóng dấu ấn Ngư phủ, chấp thuận thành lập giáo phận mới có danh xưng là Bắc Đàng Trong...

Ranh giới phía Bắc giáo phận mới vẫn là ḍng sông Gianh- Nguồn Son, có huyện địa đầu Bố Trạch. Phía Nam giáp ranh giới giáo phận Đông có núi Hải Vân giữa phủ Thừa Thiên và tỉnh Quảng Nam. Nửa đèo phía Bắc núi Hải Vân thuộc địa phận huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nửa đèo phía Nam thuộc địa phận huyện Ḥa Vang, tỉnh Quảng Nam...

Đức Cha Pellerin lănh đạo tân giáo phận Bắc Đàng Trong đă thừa kế một gia tài của giáo phận rộng chừng 11.666,6 cây số vuông, hiện diện 2 thừa sai Pháp Jean Paul Galy và Joseph Sohier, 12 linh mục người Việt mà có đến 6 vị bệnh hoạn già yếu, 2 chủng viện Di Loan và Kẻ Sen, 6 tu viện Mến Thánh Giá Nhu Lư, Di Loan, Dương Sơn, Phủ Cam, Kẻ Bàng, Mỹ Hương, 24.000 giáo dân và một số ruộng đất chung quanh Kinh Thành Huế...

Tháng 8-1850, tân giáo phận Bắc Đàng Trong được thành lập, Đức Cha phó Pellerin đang ở Dinh Cát, Quảng Trị, đi vào nhận bàn giao giáo phận mới với Đức Cha Cuénot. Đầu năm 1951, Đức Cha Pellerin ra nhận nhiệm sở. Vua Tự Đức mừng tân giám mục bằng quà tặng Sắc dụ Cấm đạo 30-3-1851. Đức Cha vẫn hoạt động tích cực với 3 chương tŕnh trọng điểm:

1.  Đào tạo tông đồ giáo dân: Đức Cha theo một phương thức về cơ cấu tổ chức là lấy cán bộ giáo dân ở địa phương làm ṇng cốt và là chỗ dựa. Đặc biệt quan tâm công tác đào tạo hàng ngũ cán bộ giáo dân đă có gia đ́nh, lập thành đoàn “Thầy giảng bậc nh́”. Họ là những ông Câu, ông Biện, ông Trùm ở các họ đạo. Chính họ là nền tảng cho sự h́nh thành và phát triển của các cộng đoàn giáo xứ.

Đức Cha chia giáo phận làm 3 giáo Hạt: Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên. Mỗi Hạt chọn lấy một người biết chữ, đạo đức, khôn ngoan, từng trải việc đời, giỏi việc đạo... và nhất là luôn trung tín tận tụy phụng sự Giáo Hội trong quá tŕnh thử thách gian khổ.

Bấy giờ Đức Cha đặt 3 ông sau đây làm Trùm Hạt (các thừa sai gọi là “Thầy Giảng lớn”):

-      Ông Mattheo Nguyễn Văn Phượng, người Kẻ Lái, Quảng B́nh, làm Trùm Hạt Quảng B́nh (tử v́ đạo ngày 26-5-1861).

-      Ông Phanxicô Lê Thiện Th́n, người Trí Bưu, Quảng Trị, làm Trùm Hạt Quảng Trị (qua đời năm 1878).

-      Ông Micae Hồ Đ́nh Hy, người Nho Lâm, Thừa Thiên, làm Trùm Hạt Thừa Thiên (tử v́ đạo ngày 22-5-1857).

2.  Đào tạo linh mục: chăm lo vun trồng chủng sinh 2 chủng viện Di Loan, Kẻ Sen. Gửi chủng sinh du học chủng viện Penang (Malaysia), truyền chức linh mục cho 23 thầy. Đức Cha thường xuyên có mặt ở chủng viện.

3.  Củng cố 7 cộng đoàn nữ tu Mến Thánh Giá Di Loan, Nhu Lư, Bố Liêu, Mỹ Hương, Dương Sơn, Kẻ Bàng, Phủ Cam.

Ba chương tŕnh trọng yếu trên đây là 3 ḥn đá tảng Đức Cha xây nền móng Giáo Hội Bắc Đàng Trong đi đến bền vững: đào tạo linh mục là thượng tầng kiến trúc, đào tạo cán bộ ṇng cốt giáo dân và củng cố các cộng đoàn nữ tu Mến Thánh Giá là sức mạnh ở cơ sở, là nền móng vững chắc của nhân dân xây dựng Giáo Hội. Giáo dân với linh mục thuở ấy luôn gắn bó chặt chẽ trong chí hướng phụng sự Giáo Hội.

Đêm 17-8-1851 tại Di Loan, Đức Cha tấn phong thừa sai Joseph Sohier làm giám mục phó kế vị.

Tháng 12-1856 Đức Cha trốn khỏi Huế vào Đà Nẵng và lên tàu La Capricieuse của Hải quân Pháp đi Hương Cảng, đi Pháp.

Tháng 11-1860 Đức Cha đi Penang. Công việc điều hành giáo phận, Đức Cha giao phó trong tay Đức Cha phó Sohier. Đức Cha sống lưu vong, qua đời tại Penang ngày 13-9-1862 lúc 49 tuổi, được 27 năm linh mục, 17 năm giám mục, có 5 năm lưu vong (trích bài của Lê Ngọc Bích, Lịch sử khai sinh giáo phận Huế, đă viết cho đến hết đời Đức Cha Caspar).

-   Huế có tên là Giáo phận Huế từ năm 1924

           Giáo phận có 44 thừa sai, 83 linh mục, 35 sư huynh, 500 nữ tu, 68.000 giáo dân trên tổng số 1 triệu dân.

           Năm 1950, giáo phận mừng kỷ niệm 100 năm thành lập, số giáo dân là 78.500 trên 800.000 dân

-   Huế là Tổng giáo phận Huế từ năm 1960

Ngày 24/11/1960, ĐTC Gioan 23 ra Tông Thư “Venerabilium Nostrorum” thiết lập Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam với 3 Giáo tỉnh Hà nội, Huế, Saigon.

Ngày 8/12/1960 ban Sắc lệnh nâng Giáo phận Huế lên Tổng giáo phận và đặt Đức Cha Phêrô Martinô Ngô Đ́nh Thục làm Tổng giám mục.

Giáo phận gồm 162 linh mục triều và ḍng với hơn 100.000 giáo dân.

Đức Tổng đến nhận Ṭa Huế ngày 12/4/1961 th́ ngày hôm sau 13/4/1961 các Đức Giám mục miền Nam Việt Nam họp tại Huế quyết định thiết lập Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc tại La Vang. Ngày 22/8/1961, Đền thờ La Vang được cung hiến trở thành Tiểu Vương Cung Thánh Đường do Tông Thư Magno Nos của Đức Thánh Cha Gioan 23.

Đức Tổng lo kiến thiết và tổ chức giáo phận. Ngài đi kinh lư mục vụ các giáo xứ, cho xây Tiểu Chủng viện Hoan Thiện và lập lại Đại Chủng viện Phú Xuân.

Cuối năm 1962, Đức Tổng đi dự Công đồng chung Vaticanô II và ở lại Rôma do biến cố 1963. Năm 1968, Đức Tổng từ chức, hưu trí và từ trần tại Hoa Kỳ ngày 13/12/1984.

Ṭa Thánh đặt Đức Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền làm giám quản tông ṭa cho tới năm 1968 ngài mới trở thành Tổng giám mục của Huế. Đức Tổng Philipphê trải qua các biến cố lớn 1968, 1972, 1975. T́nh h́nh chính trị bất ổn tác động trên t́nh h́nh tôn giáo. Giáo dân Huế nhiều lần ra đi và trở về. Ngày 7/9/1975 Đức Tổng tấn phong giám mục phó là Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể. Đức Tổng Philipphê cai quản giáo phận cho tới khi ngă bệnh trầm trọng vào Sài g̣n chữa bệnh và qua đời tại Sài g̣n ngày 8/6/1988, an táng trong nhà thờ Chính ṭa Phủ Cam, Huế.

Ṭa Thánh bổ nhiệm Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Tổng giám mục Hà Nội làm giám quản tông ṭa Huế. Năm 1990 Đức Hồng Y qua đời đột ngột tại Hà Nội. Linh mục Giacôbê Lê Văn Mẫn làm giám quản giáo phận tới ngày 22/4/1994 Ṭa Thánh bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể làm giám quản tông ṭa.

Ngày 1/9/1994 Đức Tổng Têphanô phong chức linh mục cho 5 vị. Đây là lần phong chức linh mục đầu tiên từ năm 1976. Cũng trong năm này Đại Chủng viện Huế mở cửa lại do các linh mục Hội Xuân Bích điều khiển,với 39 thầy thuộc giáo phận Huế, Đà Nẵng, Kontum.

Ngày 9/3/1998 Ṭa Thánh bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể chính thức cai quản giáo phận. Ngài là vị Giám mục thứ 11 của giáo phận Huế kể từ ngày thành lập năm 1850, tách khỏi giáo phận Qui Nhơn. Đức Tổng Têphanô nhậm chức ngày 9/4/1998 tại nhà thờ Chính ṭa Phủ Cam với châm ngôn: “Để cho trần gian được sống” (Ga 10,10b).

-Các vị Giám mục và Giám quản coi sóc Giáo phận Huế:

1850: François Marie PELLERIN (PHAN)                                      

1862: Joseph SOHIER (B̀NH)                                                   

1878: Martin PONTVIANE ( PHONG)                                          

1880: Marie Antoine CASPAR (LỘC)                                          

1908: Eugene ALLYS (LƯ)                                                       

1930: Alexandre CHABANON (GIÁO)                                          

1937: François LEMASLE (LỄ)                                                  

1948: Tổng giám mục hiệu ṭa Jean Baptiste URRUTIA (THI)         

1960: Tổng giám mục Phêrô Martinô NGÔ Đ̀NH THỤC                   

1964: Tổng giám mục Philipphê NGUYỄN KIM ĐIỀN                       

1988: Hồng Y giám quản Tông ṭa Giuse Maria TRỊNH VĂN CĂN

1990: Linh mục giám quản giáo phận Giacôbê LÊ VĂN MẪN            

1994: Tổng giám mục giám quản tông ṭa Têphanô NGUYỄN NHƯ THỂ

1998: Tổng giám mục chính ṭa Têphanô NGUYỄN NHƯ THỂ

2005: Giám mục phụ tá Phanxicô Xaviê LÊ VĂN HỒNG

-Các vị Giám mục gốc Giáo phận Huế:

1. Đức Giám mục Đôminicô HỒ NGỌC CẨN (Ba Châu): Giám mục Bùi Chu 1935.

2. Đức Giám mục Phêrô Mactinô NGÔ Đ̀NH THỤC (Đại Phong): Giám mục Vĩnh Long 1938.

3. Đức Giám mục Tađêô LÊ HỮU TỪ (Di Loan): Giám mục Phát Diệm 1945.

4. Đức Giám mục Simon Ḥa NGUYỄN VĂN HIỀN (Nhu Lư): Giám mục Sài g̣n 1955.

5. Đức Giám mục Phanxicô Xaviê NGUYỄN VĂN THUẬN (Phủ Cam): Giám mục Nha Trang 1967.

6. Đức Giám mục Alexis PHẠM VĂN LỘC (Phủ Cam): Giám mục Kontum 1975.

7. Đức Tổng giám mục Têphanô NGUYỄN NHƯ THỂ (Nho Lâm, Cây Đa): Tổng giám mục phó Huế 1975.

8. Đức Giám mục Phêrô NGUYỄN VĂN NHƠN (An Truyền): Giám mục phó Dalat 1991.

9. Đức Giám mục Phaolô BÙI VĂN ĐỌC (An Lộng): Giám mục Mỹ Tho 1999.

10. Đức Giám mục Phanxicô Xaviê LÊ VĂN HỒNG (Trí Bưu): Giám mục phụ tá Huế 2005.

11. Đức Giám mục Giuse VƠ ĐỨC MINH (Tam Ṭa): Giám mục phó Nha Trang 2005.

12. Đức Giám mục Phêrô NGUYỄN VĂN ĐỆ (Thạch Hăn): Giám mục phụ tá Bùi Chu 2006. 

-Tăng triển số linh mục, tu sĩ...:

Năm 1962: Linh mục triều 112/ ḍng 50

Giáo dân 100.225

Giáo xứ có linh mục 85

Giáo họ không có linh mục 264

Năm 2008 (tính đến 31.12.08)

1.       Diện tích        : 16.003km2 (từ Bắc đèo Hải Vân đến Nam sông Gianh)

2.       Dân số : 2.295.000

3.       Dân số công giáo      : 68.240

4.       Giáo xứ : 77 (trong đó có 5 giáo xứ do 5 linh mục Ḍng coi sóc)

5.       Trung tâm Mục vụ : 1

6.       Giám mục : 2

7.       Linh mục triều : 106

8.       Linh mục Ḍng : 25

9.       Truyền chức : 12

             -Lần 1: 01.1.2008 : 5
                      -Lần 2: 11.9.2008 : 7

10.      Qua đời : 3

          (Cha Nguyễn Phùng Tuệ, Cha Nguyễn Văn Hồng, Cha Nguyễn Hồng Diệp)

11.      Nam nữ Tu sĩ :1.031

              -Tu sĩ nam

                   Ḍng Giáo hoàng : 71
                            (Biển Đức Thiên An: 6 linh mục, 20 khấn trọn, 32 khấn tạm;
                            Ḍng Chúa Cứu Thế: 10 (7 linh mục và 3 trợ sĩ), Lasan: 3)
                            Ḍng Giáo phận : 40
                            (Thánh Tâm: 12 linh mục, 10 khấn trọn, 18 khấn tạm)
 

              -Tu sĩ nữ
                            Ḍng Giáo hoàng : 64
                            (Cát Minh: 11 khấn trọn, 17 khấn tạm; T. Phaolô: 32; Tiểu Muội: 4)
                            Ḍng Giáo phận : 856

12.        Đại chủng sinh : 44 (Đại chủng viện 30 Kim Long, Huế)

              -Thần học : 18
                        -Triết học : 26

13. Theo học ở Đại chủng viện: 21
                        -Thần học : 13
                        -Triết học : 8
                        (8 Biển Đức Thiên An (4 thần, 4 triết), 13 Thánh Tâm (9 thần, 4 triết)

14. Chủng sinh ngoại trú : 19 (đă xong đại học)

15. Học viện liên Ḍng nữ : 83 nữ tu (gồm 3 Ḍng nữ: Mến Thánh Giá, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Con Đức Mẹ Đi Viếng).

16. Rửa tội : 620

17. Thêm sức : 780

18. Rước lễ : 520

19. Hôn phối : 327 (trong đó có 104 đôi chuẩn khác tôn giáo)

20. Giáo lư viên : 744 (t́nh nguyện viên)

-Ơn gọi linh mục:

Từ 1960 đến 1975: có Tiểu Chủng viện Hoan Thiện của Giáo phận Huế, với khoảng 200 tiểu chủng sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Mỗi năm vào Đại Chủng viện Huế và Giáo hoàng Học viện Đàlạt khoảng 20 thầy, trong số này có khoảng 6,7 thầy lănh chức linh mục mỗi năm.

Từ năm 1975: không c̣n Tiểu chủng viện. Năm 1975 và 1976, có phong chức linh mục được 5 vị, 1978 : 1 vị. Măi cho đến 16 năm sau, tức năm 1994 mới có lần phong chức linh mục lại. Từ 1994 đến nay (31.12.08) phong chức linh mục được 82 vị.

Ơn gọi tu sĩ: xin xem phần tu sĩ các ḍng tu

2/ TỔ CHỨC GIÁO PHẬN

+Linh mục đoàn:

-Hội đồng linh mục: chưa có.

-Hội đồng mục vụ: gồm các linh mục đặc trách các ban mục vụ.

-Ban tư vấn: đă có.

-Hội đồng kinh tế: đă có.

Ṭa án hôn phối cấp 1 và cấp 2: đă có.

-Các ban mục vụ: linh mục và chủng sinh, tu sĩ, giáo dân, gia đ́nh, phụng tự, thánh nhạc, loan Tin mừng, giáo lư, văn hóa, bác ái xă hội, thông tin, đối thoại tôn giáo, hội nhập văn hóa, giới trẻ và sinh viên.

+Tổ chức Giáo Hạt: 77 Giáo xứ chính / 68.198 giáo dân

- Hạt Thành phố: 16.887 giáo dân

                                                       18 giáo xứ

                                                       13 linh mục triều, 3 linh mục phó & 5 linh mục ḍng

- Hạt Hương Phú: 7.263 giáo dân

                                                       11 giáo xứ

                                                       11 linh mục triều

- Hạt Hương Quảng Phong: 8.941 giáo dân

                                                                   13 giáo xứ

                                                                   13 linh mục triều

- Hạt Hải Vân: 21.812 giáo dân

                                                  18 giáo xứ

                                                  18 linh mục triều & 2 linh mục phó

- Hạt Quảng Trị: 13.295 giáo dân

                                                     17 giáo xứ

                                                     17 linh mục triều & 2 linh mục phó

-D̉NG TU

+ D̉NG NAM:

-Đan viện Thiên An:

Đan viện ở Đồi Thiên An, Hộp thư 005, TP Huế.

Nhân sự:            -khấn trọn                : 26, trong đó có 6 linh mục

                         -khấn tạm                : 32

                         -tập sinh                  :   5

                         -thỉnh sinh                :   6

Hoạt động chuyên ngành: mục vụ giáo xứ Thiên An, mục vụ tĩnh tâm tại Đan viện cho các cá nhân và các nhóm, ora et labora.

-Ḍng Chúa Cứu Thế:

Nhà chính: 142 Nguyễn Huệ, TP Huế.

Nhân sự: 3 thầy trợ sĩ, 7 linh mục, 29 dự tu.

Hoạt động chuyên ngành: mục vụ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, phục vụ các đoàn hành hương quanh năm, giảng tuần Đại phúc, phục vụ người nghèo.

-Ḍng Sư Huynh La San:

Trụ sở 149 Phan Bội Châu, TP Huế.

Nhà các Sư Huynh ở 1 Lê Lợi, TP Huế.

Nhân sự: 3 Sư huynh và 10 dự tu.

Hoạt động chuyên ngành: mục vụ giáo lư tại giáo xứ Chính ṭa, dạy sinh ngữ Anh Pháp mỗi ngày cho sinh viên học sinh, hỗ trợ 2 lớp dạy nghề may vá và 1 lớp dạy sửa xe gắn máy, hỗ trợ nhà mồ côi ở Cam Lộ.

-Ḍng Thánh Tâm

Nhà chính: 67 Phan Đ́nh Phùng, TP Huế.

Nhân sự:                 -khấn trọn : 22, trong đó có 12 linh mục

                             -khấn tạm:  18

                             -tập sinh:    8

                             -thỉnh sinh: 16

                             -đệ tử:       60

Hoạt động chuyên ngành: mục vụ giáo xứ Bến Ngự, B́nh Điền và Sơn Thuỷ (A Lưới), giáo lư hôn nhân, lớp t́nh thương, hỗ trợ bệnh nhân nghèo mổ tim, tương trợ nạn nhân thiên tai.

+ D̉NG NỮ:

-Đan viện Cát Minh:

Nhà chính             : 34 Kim Long, TP Huế

Nhân sự                :       -Khấn trọn:   11

                                   -Khấn tạm:   17

                                   -Tập sinh:     4

                                   -Thỉnh sinh:   6

                                   -Dự tu:         5

-Ḍng Thánh Phaolô Thành Chartres:

Nhà chính: Tỉnh Ḍng Đà Nẵng 47 Yên Báy TP Đà Nẵng.

4 Cộng đoàn: Ngô Quyền, Thiên Hựu, Kim Long, Đại Chủng viện.

Nhân sự:

-32 khấn,

-70 dự tu.

Hoạt động chuyên ngành: mục vụ giáo xứ, giáo lư, nhà trẻ, khuyết tật, nội trú, cô nhi, chăm sóc 171 bệnh nhân phong cùi và HIV/AIDS thành phố và phụ cận.

-Ḍng Tiểu Muội:

Nhà ở: Phủ Cam

Nhân sự: 4

Hoạt động chuyên ngành: sống đời thường như Chúa Giêsu giữa người nghèo.

- Ḍng Mến Thánh Giá Huế:

Nhà chính: 113 Trần Phú, TP Huế.

+4 Cộng đoàn lớn: An Lăng, Phủ Cam, Khâm Mạng, Dương Sơn.

+38 cộng đoàn nhỏ trong giáo phận.

Nhân sự:                -Khấn trọn                     : 249, trong đó ở ngoài giáo phận 52

                            -Khấn tạm                      : 120

                            -Tập sinh                       :   41

                            -Tiền tập                        :  19

                            -Thanh tuyển                  : 105

                            -Dự tu                            : 200

Hoạt động chuyên ngành: mục vụ giáo xứ, giáo lư, nhà trẻ, lớp học t́nh thương, khuyết tật cô nhi, mục vụ cho người dân tộc thiểu số, nhà cho các bà mẹ trẻ.

-Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm:

Nhà chính: 32 Kim Long, TP Huế.

Hiện nay năm 2008, Hội Ḍng có 44 cộng đoàn với 317 thành viên (gồm khấn trọn & tạm) trong 3 giáo tỉnh. 5 trường Mầm Non lớn ở Huế, Sàig̣n, Plêiku và nhiều trường mẫu giáo trong các làng thôn quê. Trợ giúp học bổng cho học sinh sinh viên nghèo. Nhà trọ cho nữ sinh viên, bán trú, nội trú học sinh.

Hoạt động trợ giúp nạn nhân thiên tai, hỗ trợ các nhu cầu của người nghèo, các anh chị em sắc tộc.

Khám chữa bệnh miễn phí tại pḥng khám đa khoa từ thiện, chăm sóc các bệnh nhân HIV tại cộng đồng, chương tŕnh pḥng chống HIV, hỗ trợ bệnh nhân phong, khám bệnh lưu động.

Bảo vệ sự sống thai nhi. Pḥng tư vấn cho người HIV.

Cơ sở bảo trợ xă hội cho trẻ sơ sinh, mồ côi, khuyết tật.

Cọng tác trong mục vụ di dân tại Saigon.

-Ḍng Con Đức Mẹ Đi Viếng:

Nhà chính: 483A Chi Lăng, phường Phú Hậu, TP Huế

14 cộng đoàn cố định và 5 cộng đoàn lưu động trong giáo phận, 12 cộng đoàn ngoài giáo phận.

Nhân sự:                -Khấn trọn               : 126

                            -Khấn tạm                :   44

                            -Tập sinh                 :   27

                            -Nhà thử                  :   20

                            -Đệ tử                     : 178

Hoạt động chuyên ngành: mục vụ giáo xứ, giáo lư, các lớp t́nh thương, nhà trẻ, truyền giáo bằng thăm viếng, trợ giúp, nhà khuyết tật, chăm sóc bệnh nhân phong tại gia và đèo Hải Vân, học bổng cho học sinh - sinh viên.

-Nữ Trợ tá Tông đồ

-Tu Hội Đời Thánh Tâm Chúa Giêsu

                -Tu Hội Đời Thánh Tâm (nữ)

+Cơ sở tôn giáo và các hoạt động:

-Đại Chủng viện Huế: 30 Kim Long, TP Huế

Tái lập từ năm 1994. Do các Linh mục Hội Xuân Bích điều hành. Dành cho các chủng sinh của giáo phận Kontum, Đà Nẵng và Huế. 3 năm Triết, 4 năm Thần học và 1 năm giúp xứ. Đă có 8 khóa (tính đến 31.12.08) 2 năm một lần ra trường. Từ năm 2008, sẽ có khóa mỗi năm. Chủng sinh mỗi lớp dưới 30. Ngoài ra có các tu sĩ ḍng Thánh Tâm và Thiên An đến học ngoại trú khoảng 20 thầy. Ban giám đốc và giáo sư nội trú là 10 vị. Giáo sư ngoại trú là 15 vị.

Hiện nay: Đại chủng sinh: 44 

                          -Thần học:   18

                          -Triết học:   26

Chủng sinh ngoại trú: 19 (Đă xong Đại học). Tiền chủng viện

                           : 72 đang học Đại học

-Học viên liên ḍng nữ: 83

-Trung Tâm Mục vụ : 6B Nguyễn Trường Tộ Huế.

Đưa vào sử dụng từ năm 2005. Có các văn pḥng, các ban mục vụ của giáo phận. Nơi các linh mục, tu sĩ, giáo dân về tĩnh tâm. Nơi tổ chức các khóa hội thảo, học hỏi, sinh hoạt tháng cho các nhóm hay các hội đoàn...

                -Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang:

 Theo Thư Chung ngày 08/08/1961 của Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam về việc thi hành lời Khấn hứa với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ, một kế hoạch kiến thiết quy mô Thánh địa La Vang đă được khởi công:

-      Công trường Mân Côi rộng 30m, dài 480m, răi đá, tráng nhựa. Dọc 2 bên có 15 pho tượng các Mầu nhiệm Mân Côi bằng đá cẩm thạch theo nghệ thuật hiện đại.

-      Hai hồ Tịnh Tâm rộng trên 6 mẫu.

-      Linh đài Đức Mẹ với 3 cây đa cổ thụ bằng xi-măng cốt sắt chỉ mới hoàn tất giai đoạn đầu. Một bàn thờ bằng đă cẩm thạch nguyên khối từ Non Nước (Đà Nẵng).

-      Nhà Tĩnh Tâm ở khu vực phía sau Đền Thờ.

-      Nhà Hành Hương, quen gọi là nhà Đại Chúng, đối diện nhà Tĩnh Tâm, cùng kích cỡ, dùng làm nơi tạm trú cho khách hành hương.

-      Hồ Giênêdaret và 2 cây cầu uốn cong nối 2 đường kiệu với đồi Canvariô.

-      Nhà vệ sinh 120 pḥng.

-      Tháp nước và bơm. Giếng nước máy bơm gió.

Tiếc thay những công tŕnh này đă bị chiến tranh tàn phá hết, nhất là chiến cuộc 1972 và cơn băo 1985.

La Vang ngày nay không c̣n là nơi âm u hiểm trở, ít ai biết đến như ngày xưa trong thời kỳ cấm đạo, nhưng đă trở thành nơi vang dội muôn ơn lành hồn xác Mẹ ban và ngân vọng bao lời kinh tin yêu phó thác của con cái Mẹ trên khắp nước Việt Nam và cả thế giới.

Ḷng tôn sùng Đức Mẹ La Vang đă có liền sau khi Đức Mẹ hiện ra (1798). Từ ngày đó, giáo hữu xa gần hành hương La Vang và đă được Mẹ chở che, ủi an, nâng đỡ. Qua các thời đại, các thế hệ, giáo hữu lũ lượt tới La Vang kính viếng, cầu nguyện, nhất là từ khi có ngôi Đền Thánh đầu tiên năm 1820.

Với chiến cuộc năm 1972, toàn bộ khu vực La Vang đổ nát. Chỉ c̣n nơi Linh đài Đức Mẹ hiện ra, 3 cây đa bằng bê-tông xi-măng đứng vững nguyên vẹn.

Từ năm 1995, Thánh Địa La Vang bắt đầu được trùng tu lại dần dần.

Hiện tại Trung Tâm Toàn Quốc Thánh Mẫu La Vang được Ủy ban Nghệ Thuật Thánh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đảm nhận thực hiện Dự án đại trùng tu Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang.

3/ BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

-   Nguyệt san Sống Tin Mừng: mỗi tháng ra một tập, tuyển tập các tin tức Giáo Hội và giáo phận, dày 300 trang.

-          Tờ Hạt Cải của Ban Giáo dân, mỗi tháng một số, gồm có tin tức, bài suy niệm, bài giáo lư gia đ́nh...

-          Tờ Thiện của các chủng sinh, để giúp các em chủng sinh ngoại trú.

-          Linh mục Emmanuel Nguyễn Vinh Gioang cọng tác viên của Vietcatholic thường xuyên đưa tin tức giáo phận.

4/ CƠ SỞ XĂ HỘI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG

                Các cở sở và hoạt động từ thiện xă hội là quan tâm trọng điểm của Giáo phận Huế.

Hiện nay giáo phận Huế đă có những cơ sở sau đây:

1.        Pḥng khám bệnh từ thiện miễn phí:

·         Tại Kim Long, TP Huế do các nữ tu Ḍng Con Đức Mẹ Vô nhiễm phụ trách với:

-          5 bác sĩ thường trú, 16 bác sĩ ngoại trú, 6 y sĩ, 5 nhân viên phục vụ, 1 y sĩ Đông y.

-          600 bệnh nhân đuợc khám và điều trị mỗi tuần.

-          Ngành HIV có 23 bác sĩ, 18 t́nh ngưyện viên và nhân viên, chăm sóc 85 bệnh nhân.

·         Tại Băi Dâu, phường Phú Hậu, TP Huế do các nữ tu Ḍng Con Đức Mẹ Đi Viếng phụ trách với:

-          1 bác sĩ, 5 y tá trực, 6 nhân viên.

-          300 bệnh nhân được khám và chữa bệnh mỗi tuần.

2.        Phục vụ chăm sóc người mù và khuyết tật do các nữ tu Ḍng Mến Thánh Giá Huế phụ trách với:

-          1 bác sĩ, 2 y sĩ t́nh nguyện.

-          Bệnh nhân được chăm sóc thuộc hội người mù và khuyết tật Đông Hà, Quảng Trị.

-          Dạy nghề và cấp vốn cho bệnh nhân mù và khuyết tật.

-   Nồi cháo t́nh thương cho các bệnh nhân nghèo bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, 3 ngày một tuần.

3.        Các hoạt động từ thiện và xă hội thường xuyên nhằm trợ giúp những người túng thiếu, các nạn nhân xă hội:

-       Văn pḥng Caritas thường trực Ủy Ban Bác ái Xă hội đặt tại ṭa Tổng giám mục giáo phận Huế nhằm cứu tế xă hội và cứu trợ khẩn cấp, đặc biệt cứu trợ các nạn nhân bị thiên tai băo lụt.

-          Tổ ấm B́nh Minh tiếp nhận và nuôi các hài nhi bị bỏ rơi.

-          Tổ ấm Hoàng Hôn tiếp nhận và nuôi các cụ già không nơi nương tựa.

-          Nhóm Bảo vệ sự sống tự nguyện chuyên phục vụ tiếp nhận các hài nhi bị bỏ rơi c̣n sống và lo chôn cất các hài nhi bị bỏ rơi đă chết. Nghĩa trang hài nhi gồm 300 ngôi mộ đă chôn cất được trên 30.000 thai nhi bị bỏ.

-          Phục vụ chăm sóc và nuôi các ông già bà lăo neo đơn ngoại trú. Mỗi tháng mỗi cụ trên 70 tuổi nhận đuợc cung cấp 4kg gạo. Số các cụ là trên 3.000, cả lương giáo tại Thừa Thiên và Quảng Trị.

+Các cơ sở khác:

-       Cơ sở chăm sóc các phụ nữ cơ nhỡ: nhà Mái Ấm ở Nguyệt Biều do Ḍng Mến Thánh Giá phụ trách.

-       Nhà nuôi dạy trẻ khuyết tật ở Nước Ngọt do Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm phụ trách, ở Kim Long do Ḍng thánh Phaolô phụ trách.

-       Nhà nuôi dạy cô nhi ở Kim Long do ḍng thánh Phaolô phụ trách.

-       Các lớp học t́nh thương trong các giáo xứ do các nữ tu phụ trách.

-       Nhà nội trú học sinh sinh viên do các Ḍng nam: Chúa Cứu Thế, La San, Thánh Tâm và các Ḍng nữ: Thánh Phaolô, Mến Thánh Giá, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Con Đức Mẹ Đi Viếng điều khiển.

a.        Phục vụ người nghèo

- T́nh nguyện viên chăm sóc bệnh nhân, người hấp hối và dịch vụ mai táng: các đội âm công ở Phủ Cam.

- Pḥng khám bệnh nhân đạo: số nhân viên phục vụ gồm có 20 bác sĩ, 6 y sĩ, 2 nhân viên xét nghiệm, 3 lương y Đông y, 3 nhân viên, và 23 t́nh nguyện viên. Mỗi tuần khám bệnh phát thuốc 3 ngày 3,5,7. Mỗi ngày từ 200-250 bệnh nhân.

- Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh nhân phong, bệnh nhân tâm thần: số người chăm sóc và các chuyên viên y tế: 9 nữ tu và 14 t́nh nguyện viên. Mỗi tháng có 3 thứ bảy, đoàn đi khám bệnh và chăm sóc tại các nơi.

- Trường lớp dành cho học viên khuyết tật, thiểu năng và tự kỷ: Cơ sở phục hồi chức năng tại Kim Long do Ḍng Thánh Phaolô, tại Nước Ngọt do Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.

- Trợ giúp học bổng cho học sinh và sinh viên.

- Mở nhà trọ, kư túc xá cho học sinh và sinh viên.

- Giới thiệu nơi cư trú, việc làm và giúp các di dân hội nhập vào xă hội và Giáo Hội địa phương.

b. Các khóa học hỏi và huấn luyện

- Khóa học về t́nh yêu hôn nhân gia đ́nh và bảo vệ sự sống: dành cho sinh viên dịp tĩnh tâm hàng tháng.

                Những cuộc tọa đàm và hội thảo về công tác bác ái xă hội: các buổi học hỏi hội thảo về HIV/AIDS trong nhiều giáo xứ do nhóm công tác các Ḍng phụ trách.

                - Khóa Thánh Kinh Muối Đất.

                - Khóa huấn luyện giáo dân trưởng thành ṇng cốt.

- Tài liệu học hỏi, tham khảo về công tác bác ái xă hội, hôn nhân gia đ́nh đuợc phân phát và phổ biến tờ rơi, tài liệu, sách, băng đĩa…

- Khóa giáo lư hậu hôn nhân.

- Pḥng tư vấn t́nh yêu hôn nhân và gia đ́nh: chưa có.

- Khóa huấn luyện t́nh nguyện viên công tác bác ái xă hội.

5/ NHỮNG BIẾN CỐ VÀ LỄ HỘI

+Đón tiếp, gặp gỡ:

Phái đoàn Ṭa Thánh Đức Hồng Y Etchegaray năm 1989

Phái đoàn HĐGM Pháp ngày 21/01/1996

Phái đoàn HĐGM Hoa Kỳ ngày 29-31/8/1999

Phái đoàn Ṭa Thánh Đức Hồng y Crescenzio SEPE (30/11 – 2/12/2005)

Phái đoàn Ṭa Thánh, Đức Ông Pietro PAROLIN (12-14/6/2008)

+Các lễ tấn phong Giám Mục:

Tấn phong Đức TGM Têphanô ngày 7/9/1975

                Tấn phong Đức GM phụ tá Phanxicô Xavie ngày 7/4/2005

+Các lễ truyền chức linh mục: từ 1994 đến nay có 82 vị.

§          Ngày 1.9.1994                         :   5 vị  (4 triều, 1 Ḍng Thánh Tâm)

§          Ngày 2.2.1996                         :   7 vị  (triều)

§          Ngày 13.3.1998                       :   2 vị  (1 triều, 1 Ḍng Thánh Tâm)

§          Ngày 7.9.2000                         :   9 vị  (4 triều, 1 Thiên An, 1 DCCT, 3 Thánh Tâm)

§          Ngày 29.6.2001                       : 13 vị  (12 triều, 1 Thiên An)

§          Ngày 3.12.2002                       :   9 vị  (triều)

§          Ngày 30.10.2003                     :   8 vị  (5 triều, 3 Thánh Tâm)

§          Ngày 4.11.2004                       :   6 vị  (4 triều, 2 Thiên An)

§          Ngày 23.2.2006                       :   1 vị  (triều)

§          Ngày 1.1.2007                         : 10 vị  (triều)

§          Ngày 1.1.2008                         :   5 vị  (2 triều, 1 Thiên An, 2 Thánh Tâm)

§          Ngày 11.9.2008                       :   7 vị  (5 triều, 2 Thánh Tâm)

       Tổng cộng                       : 82 vị   

+Lễ mừng 200 năm Đức Mẹ La Vang (1798-1998)

+Lễ mừng 150 năm thành lập Giáo phận (1850-2000):

+Các Đại Hội Tam niên Hành hương Đức Mẹ La Vang: từ lần thứ 1 năm 1901 đến lần thứ 28 năm 2008. Tháng 8/1961, Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 15. Dịp này Đền Thánh Đức Mẹ La Vang được xức dầu cung hiến và được nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường.

+Lễ Khánh Thành Nhà Hành Hương ở La Vang: do Đức Hồng y Crescenzio Sepe chủ sự (1.12.2005).

                II. NHẬN ĐỊNH

1.          Nh́n chung:

-Từ 1960 đến 1975:

Các sinh hoạt của các giáo xứ và các đoàn thể đều đặn, quy củ, nhất là các phong trào công giáo tiến hành và hội đoàn. Từ Trung ương đến Địa phương các giáo phận, các tổ chức đều thông suốt và đồng bộ với nhau, tạo nên một sức mạnh tinh thần va một chứng từ rơ nét về sự duy nhất của Giáo Hội Công Giáo.

-Từ 1975 đến nay:

Giáo phận chửng lại, v́ không có được sức sống từ Trung ương là các Ban Ngành của Hội đồng giám mục chuyển về. Nhân sự giáo sĩ, tu sĩ và nhất là giáo dân ṇng cốt v́ nhiều lư do kinh tế xă hội đă ra đi khỏi giáo phận.

Tuy nhiên dù gặp bao nhiêu khó khăn rất to lớn, giáo phận suốt 50 năm qua vẫn giữ vững đức tin công giáo và có ảnh hưởng tốt giữa lương dân. Số người ṭng giáo không đông v́ nhiều lư do.

Truyền thống tôn sùng và hành hương Mẹ La Vang đă được duy tŕ mặc cho bao nhiêu trở ngại.

2.     Những bước tiến về nhân sự, tổ chức và sinh hoạt:

Trước 1975, giáo phận có được một số nhân sự giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân có ảnh hưởng lớn trong môi trường trí thức, xă hội. Giáo dân được đào tạo trưởng thành. Hơn 100.000 giáo dân đi vào miền nam, một số trở thành lănh đạo các cộng đoàn (các đợt di cư 1963, 1968, 1972, 1975).

Sau năm 1975, rất thiếu hụt nhân sự, nghèo tổ chức và sinh hoạt đoàn thể. Đa số lănh đạo được đào tạo trước năm 1975 đă đi xa.

 

III. HƯỚNG TỚI

                1. Hướng mục vụ truyền giáo, giáo dục và giáo lư:

       *Khuyến khích học hỏi Lời Chúa.

       *Truyền giáo bằng yêu thương và phục vụ.

       *Giáo tŕnh giáo lư thống nhất.

*Huấn luyện giáo lư viên.

2. Nh́n trước vấn đề đào tạo nhân sự, ơn gọi:

Đào tạo nhân sự lâu dài cần chú trọng đến 3 thành phần:

- chủng sinh là linh mục tương lai cần được đào tạo trong một h́nh thức Tiểu Chủng viện nào đó có nền nếp như truyền thống Giáo Hội đă làm.

- các linh mục được đào tạo cao hơn để nhắm tới môi trường Đại Học và giáo dục nhiều hơn / nên cho các linh mục trẻ đi du học.

- các tu sĩ cũng nên được đào tạo ngay từ bậc tiểu học trong nhà Ḍng và được đào tạo chuyên ngành hơn như y tế, giáo dục, phát triển…

- các giáo dân được đào tạo đều đặn và thường xuyên hơn để trở thành những người ưu tú trong xă hội và trong Giáo Hội qua các phong trào: “Muối đất”, “Khôi B́nh”, “Gia đ́nh cùng theo Chúa”, “Thăng tiến hôn nhân”…

                3. Hoạt động của các cơ sở văn hóa xă hội công giáo:

- Quan trọng là tu đức bác ái của người làm việc.

- Nên mở cư xá sinh viên có tổ chức đàng hoàng để giúp cho giới trí thức tương lai.

- Nên mở Thư viện về “Huế học” (đời và đạo).

- Nên mở Thư viện điện tử để giúp về vấn đề tài liệu nghiên cứu và học hỏi.

- Nên ra một tờ báo của Giáo Phận như trước năm 1975, hoặc tối thiểu là Tờ Thông Tin GP Huế như trước đây.

- Nên mở trang web của Tổng Giáo Phận Huế.

                - Ưu tiên và đặc biệt tái thiết, phát triển Trung Tâm Toàn Quốc Thánh Mẫu La Vang thành một Trung Tâm Huấn luyện và Đào tạo Mục vụ toàn quốc để thống nhất việc mục vụ của toàn thể Giáo Hội Việt Nam nhằm canh tân đời sống đức tin và truyền giáo.

 

                                                               TGP HUẾ - 2008