Chúa Nhật X TN Lễ Chúa Ba Ngôi – Thiên Chúa yêu thương thế gian – Giải thích bản văn Tin Mừng

04/06/2020

Ga 3, 16 – 18: Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa”.

Tin mừng của lễ Chúa Ba Ngôi năm A nằm trong đoạn 3,13-21, phần thứ hai của đoạn thuật lại cuộc đối thoại của Chúa Giêsu và Nicôđêmô (3,1-21). Cuộc đối thoại nầy chia làm hai phần. Câu 3,9 là câu hỏi cuối cùng của Nicôđêmô, và câu trả lời của Chúa Giêsu chấm dứt ở câu 12, trong đó ngôi thứ hai số nhiều được dùng lần cuối cùng. Bắt đầu câu 13 diễn từ của Chúa Giêsu đổi thành độc thoại cho đến câu 21. Đoạn 3,13-21 có thể chia thành hai phần: – Giáo lý về Người Con Nhân Loại (3,13-17); – Những hệ quả về tin và phán xét (3,18-21).

 Giáo lý về Người Con Nhân Loại (3,13-16). Đoạn nầy trình bày việc Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc thế gian. Các từ ngữ chính là “Người Con” trong đó “Người Con Nhân Loại (cc. 13.14) và “Người Con duy nhất” (cc. 16.17 và 18); “có sự sống đời đời” (cc. 15.16); “tin” (cc. 15.16 và 18), “phán xét” (cc. 17 và 18). Trong hai câu 13 và 14 Chúa Giêsu nói về mình với danh hiệu “Người Con Nhân Loại”. Người Con nầy từ trời xuống. Ở đây gặp thấy hai động từ đối nghĩa nhau là anabainō “đi lên” và katabainō “đi xuống”. Câu nầy nhấn mạnh là Người Con Nhân loại là người duy nhất đã từ trời xuống. Người được Chúa Cha sai đến thế gian (c. 17) và là tình yêu của Chúa Cha đối với họ (c. 16).

Mục đích của việc xuống thế gian là “phải được treo lên” (c. 14). “Dei”, “phải” chỉ việc phải thực hiện do ý định của Thiên Chúa. Người Con Nhân Loại được ví như “con rắn đồng treo lên trong sa mạc” (x. Ds 21,8). Hypsoō, “đưa lên cao” gắn liền với tước hiệu “Người Con Nhân Loại, luôn ở thể thụ động chỉ tác nhân là Thiên Chúa (3,14; 12,32.34), ngoại trừ 8,28 chỉ những kẻ treo Người lên. Gioan dùng từ hypsoō nầy theo nghĩa là treo trên thập giá. Như Môsê treo con rắn đồng lên trong sa mạc để cứu sống những ai bị rắn cắn, cũng thế Người Con Nhân Loại được treo lên để ai tin “có sự sống đời đời” (c. 15).

Hai câu 16 và 17 có thể làm thành một đơn vị. Ở đây nói đến căn tính của Người Con Nhân Loại và vai trò của Người trong chương trình của Thiên Chúa yêu thương và cứu độ nhân loại. Người Con Nhân Loại trên được gọi là “Người Con duy nhất” (c. 16), và Con của Thiên Chúa (x. 1,14.18). Thiên Chúa ban Người Con nầy cho thế gian, vì Thiên Chúa yêu thương thế gian; Người cũng ban Thánh Thần (x. 14,16). Hiểu như thế nào về ân huệ Người Con? Theo mạch văn có thể nghĩ là Người Con “phải bị treo trên thập giá” (c.14). Chính bởi hành vi cứu chuộc nầy mà “sự sống đời đời” (x. 1,14: ân sủng và chân lý) được ban cho những ai tin vào Người Con nầy. Vậy, thập giá và cái chết của Người Con là bằng chứng mạnh mẽ nhất của tình yêu Thiên Chúa đối với thế gian: làm cho thế gian được sống đời đời nhờ cái chết của Con mình. Tư tưởng trên được diễn tả lại dưới hình thức phủ định trong câu 17, trong đó “được cứu độ” tương ứng với “có sự sống đời đời”, và đối nghĩa với “phán xét”.

 Những hệ quả (cc. 18-21). Nếu đoạn trước mô tả hành vi yêu thương của Thiên Chúa là ban Con Một, đoạn nầy trình bày sự phán xét của Người. Những ai không đón nhận và không tin vào Con của Người sẽ bị Thiên Chúa “phán xét”; động từ ở thể thụ động (c.18 [2x]). Đoạn nầy nối kết với đoạn trước qua các từ ngữ “Tin vào Người Con duy nhất của Thiên Chúa”, “phán xét” (c. 18).

 Một nguyên tắc tuyệt đối được đưa ra: “Ai tin vào Người thì không bị phán xét. Ai không tin thì đã bị phán xét rồi” (c. 19). Sự phán xét được thực hiện dựa trên việc làm, ergon. Động từ erkhomai, “đến” (cc. 19.20.21) có ba chủ ngữ khác nhau và diễn tả ba hành động khác nhau. Phía Thiên Chúa: ánh sáng đến thế gian (c. 19); Phía con người: người làm điều xấu thì không đến với ánh sáng (c. 20). Ngược lại, người làm sự thật thì đến với ánh sáng (c. 21). Thái độ của thế gian đối nghịch với thái độ của Thiên Chúa: họ không yêu mến ánh sáng cũng có nghĩa là không Người Con mà vì yêu thương Thiên Chúa đã ban cho thế gian (c. 16). Việc yêu thích bóng tối đã được trình bày trong Lời Tựa (1,4-5.9-11).

Chúa Giêsu là món quà tình yêu của Thiên Chúa cho thế gian. Tùy theo thái độ tin hay không tin được diễn tả qua hành động, mà được sự sống đời đời hay mất mạng sống.

Linh mục Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến

Trinity Is a School of Relations

Gospel Commentary for Feast of the Most Holy Trinity

By Father Raniero Cantalamessa, OFM Cap

ROME, MAY 16, 2008 (Zenit.org).- Why do Christians believe in the Trinity? Is it not hard enough to believe that God exists without having to add the puzzle about God being “one and three?”

There are some today who would not be upset if we dropped the Trinity. For one thing, they would say, it would help dialogue with the Jews and Muslims, who profess faith in a God who is strictly one.

The answer is that Christians believe that God is triune because they believe that God is love! If God is love, then he must love someone. There is no such thing as love of nothing, a love that is not directed at anyone. So we ask: Who is it that God loves so th at he is defined as love?

A first answer might be that God loves us! But men have only existed for a few million years. Who did God love before that? God could not have begun to love at a certain point in time because God cannot change.

Another answer might be that before he loved us, he loved the cosmos, the universe. But the universe has only existed for a few billion years. Who did God love before that so that he was defined as love? We cannot say that God loved himself because self-love is not love, but egoism, or, as the psychologists say, narcissism.

How does Christian revelation answer this question? God is love in himself, before time, because there is eternally in him a Son, the Word, whom he loves from an infinite love which is the Holy Spirit.

In every love there are always three realities or subjects: one who loves, one who is loved and the love that unites them. Where God is understood as absolute power, there is no need for ther e to be more than one person, for power can be exercised quite well by one person; but if God is understood as absolute love, then it cannot be this way.
Theology has used the term “nature” or “substance” to indicate unity in God and it has used the term “person” to indicate a distinction. Because of this we say that our God is one God in three persons. The Christian doctrine of the Trinity is not a regression, a compromise between monotheism and polytheism. On the contrary, it is a step forward for the human mind that could only be brought about by God.

The contemplation of the Trinity can have an important impact on our human life. The life of the Trinity is a mystery of relation. The divine persons are defined in theology as “subsistent relations.” This means that the divine persons do not “have” relations, but rather “are” relations. We human beings have relations — of son to father, of wife to husband, etc. — but we are not constituted by those relations; we also exist outside and without them. It is not this way with the Father, Son and Holy Spirit.

We know that happiness and unhappiness on earth depend in large part upon the quality of our relationships. The Trinity reveals the secret to good relationships. Love, in its different forms, is what makes relationships beautiful, free and gratifying. Here we see how important it is that God be seen primarily as love and not as power: love gives, power dominates.

That which poisons a relationship is the will to dominate another person, to possess or use that person instead of welcoming and giving ourselves to him or her.

It should be added that the Christian God is one and three! This, therefore, is also the feast of the unity of God, not just God as Trinity. We Christians believe “in one God,” but the unity that we believe in is unity of nature not of number. It resembl es more the unity of the family than that of the individual, more the unity of the cell than that of the atom.

The first reading presents us the biblical God as “merciful and gracious, slow to anger and rich in kindness.” This is the principal trait that the God of the Bible, the God of Islam and the God (or rather the religion) of Buddhism have in common, and which provides the best basis for dialogue and cooperation among the great religions.

Every sura of the Quran begins with the following invocation: “In the name of God, the Merciful, the Compassionate.” In Buddhism, which does not know a personal, creator God, the basis is anthropological and cosmic: Man must be merciful on account of the solidarity and responsibility that binds him to all living things.

The holy wars of the past and the religious terrorism of the present are a betrayal and not an apologia of one’s faith. How can one kill in the name of a God that o ne continues to proclaim as “the Merciful” and “the Compassionate”?

This is the most urgent task of interreligious dialogue that believers in all religions must pursue for the sake of peace and for the good of humanity.

[Translation by Joseph G. Trabbic]