Cha mẹ nên làm gì để con tích cực và chủ động

26/03/2024

Sự tiêu cực đẩy những người bạn đi xa còn sự tích cực giữ tình bạn ở lại. Than vãn và chê bai là thuốc độc của tư duy. Chỉ có sự vui vẻ và tốt bụng và hành động đẹp mới khiến cho mọi người cảm thấy tốt hơn. Hãy luôn suy nghĩ về mọi thứ thật tích cực. Nếu cha mẹ giúp con làm được những điều này, con sẽ có nhiều bạn hơn và sẽ được tận hưởng những năm tháng học tập thật tuyệt vời”

Tư duy tích cực là điều không chỉ riêng người lớn cần đạt đến mà trẻ em mới là đối tượng được quan tâm và phát triển ngay từ đầu. Trẻ em cần cái gốc của tư duy tích cực vì khi có được hệ thống tư duy tích cực và nền tảng đạo đức thì trẻ sẽ phát triển và dễ dàng thành công trong tương lai. Lối sống sẽ thể hiện tư duy của trẻ như thế nào? Nếu như trẻ đang sống tích cực thì tư duy của trẻ đang tích cực và ngược lại. Cùng tìm hiểu để thấy được tầm quan trọng của tư duy tích cực với sự phát triển của trẻ:

1.Tại sao cần dạy trẻ sống tích cực?

– Những đứa trẻ suy nghĩ tích cực thu hút được bạn bè, làm tâm diểm để các bạn chơi cùng còn những đứa trẻ tiêu cực lại làm đẩy lùi các mối quan hệ: có thể nhìn nhận vấn đề từ bản thân chúng ta, gần mực thì đen – gần đèn thì rạng là câu nói thật đúng trong hoàn cảnh này. Khi bạn sống hoặc làm việc cùng 1 người vui vẻ tích cực thì bạn cũng sẽ thấy tích cực và có ý nghĩ hơn và ngươc lại. Một đứa trẻ cũng vậy, chúng thích ở cạnh những đứa trẻ có thể vui chơi cùng chúng hay cùng chúng giải quyết các bài tập 1 cách dễ dàng thay vì chơi cùng 1 bạn xấu tính và luôn phải tìm cách để đối phó lại với bạn như thế nào?

– Tư duy tích cực sẽ làm cho trẻ thấy hạnh phúc hơn: Để đánh giá 1 đứa trẻ có tâm lý tốt hãy nhìn vào cách thể hiện cảm xúc và tâm lý của trẻ. Nếu như 1 trẻ tích cực sẽ luôn cảm thấy tự tin và cảm thấy hài lòng với cuộc sống. nếu như 1 đứa trẻ tiêu cực thì sự vui vẻ và hoạt náo sẽ diễn ra ít hơn và đi kèm với nó là biểu hiện của sự tiêu cực, chỉ có trẻ lạc quan mới luôn nhìn thấy những điều đó để làm mình hạnh phúc hơn.

– Trẻ có tư duy tích cực thường giải quyết vấn đề theo hướng tích cực: Có lẽ chúng ta không ít lần nghe đến chuyện của trẻ A, trẻ B vì thất vọng hay buồn chán mà dẫn đến những hành động gây nguy hiểm cho bản thân và người khác, đó là bởi chúng luôn suy nghĩ theo chiều hướng phản kháng mọi thứ xung quanh để giải thoát bản thân. Thật đáng buồn. Hướng trẻ đến những điều tích cực để mỗi khi trẻ bế tắc, trẻ sẽ luôn nhìn thấy những giải pháp tốt nhất, đúng đắn nhất.

Cha mẹ nên làm gì để con sống tích cực và chủ động

– Những đứa trẻ tích cực có thể là động lực cho người khác: Khi ai đó rơi vào trạng thái tiêu cực, những lời cổ vũ động viên là rất quan trọng để họ đứng lên và tiếp tục công việc. Và chỉ có những người có lối suy nghĩ tích cực mới đưa ra được những lời khuyên sáng suốt và hợp lí nhất. Đặc biệt là suy nghĩ đáng yêu của trẻ nhỏ sẽ như một liều thuốc ngọt ngào giúp mọi người vui tươi trở lại.

2. Cha mẹ nên làm gì để trẻ sống tích cực?

Đối với cha mẹ, cách dạy con tốt nhất là làm gương cho trẻ bởi cha mẹ là người thầy đầu tiên trong cuộc đời của trẻ và sẽ luôn đồng hành trên suốt quãng đường đời. Tư duy tích cực cần được rèn luyện hàng ngày. Cha mẹ là một tấm gương cho trẻ nhỏ trông vào và đó là một giáo cụ trực quan sinh động nhất. Bạn muốn con mình có những hành vi có văn hóa cũng như những phẩm chất tốt đẹp như tình thương, sự trong sạch, tính chân thật, biết quan tâm và động lòng trắc ẩn đến người khác…thì bạn phải là hình ảnh tốt đẹp để con bạn noi theo. Bạn không thể suốt ngày ra rả lên lớp với con là “phải biết yêu quý ông bà cha mẹ” trong khi bạn đối xử với ông bà của chúng chẳng ra gì

– Cha mẹ sống tích cực bằng việc suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo hướng tích cưc, thân thiện và hòa đồng với mọi người xung quanh

– Dạy con giải quyết vấn đề mỗi ngày bằng cách hoán đổi tư duy cho trẻ.

– Khi con mắc sai lầm: đánh mắng hay đòn roi -> đó không phải là một giải pháp tích cực. Khi trẻ không nghe lời, bị điểm kém hay tiếp thu chậm, cha mẹ thường hay chửi mắng chỉ trích trẻ thậm tệ. “Con gì lì lợm như trâu”; “Cái đồ gì mà ngu si đần độn”; “Mày cứ thế này thì sau này chả làm được tích sự gì!” Ðó là một cách dạy con rất tiêu cực. Trẻ không những không khá hơn mà còn tỏ ra sợ sệt, tự ti với bản thân, hoặc “ngày càng không nghe lời” với những lời chửi mắng đó vì trẻ không hiểu dược bản chất của vấn đề. Với tư duy và khả năng của trẻ thì việc đánh mắng trẻ sẽ không giúp trẻ thay đổi từ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề (khách quan hay chủ quan).

– Hãy vừa làm cha mẹ, vừa làm bạn với trẻ để trẻ có điểm tựa hơn trong cuộc sống và sẵn sàng chia sẻ vơi bạn khi trẻ cần. Nhiều cha mẹ phó mặc con cái của mình cho ông bà hay giúp việc và biện hộ rằng không có thời gian, hay bận công việc. Họ nghĩ rằng với số tiền mà họ bỏ ra thì người khác có thể làm thay trách nhiệm của họ. Trẻ con rất cần có người để giải tỏa tâm tư và định hướng hành động cho chúng. Nếu bạn cứ bỏ mặc, con bạn sẽ dần có những lỗ hổng, nhiễm những thói hư, tật xấu và hư hỏng hồi nào không hay. Dạy con có nề nếp, biết ứng xử trong từng hoàn cảnh, tình huống thì không chiếm quá nhiều thời gian như bạn nghĩ và khi chúng đã có sẵn khuôn khổ thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng. Bạn nên dành một ít trong quỹ thời gian trong ngày của mình để trò chuyện với con cái, cho con chia sẻ những cảm xúc trong ngày hôm nay của con và cùng giải tỏa tâm lý cho trẻ.

Dạy con tích cực không hề khó, quan trọng là cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu và cảm nhận về con, sau đó sẽ có những định hướng tốt nhất cho con.

Nguồn: https://wedowegood-school.edu.vn